Pháp luật quy định như thế nào về thủ giải quyết bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự va hành chính
Câu hỏi: Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về thủ tục giải quyết bồi thường
trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự và hành chính?
Trả lời:
Đề giải quyết bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
quy định cụ thể như sau:
Tại Điều 34 về hồ
sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
"1. Khi nhận
được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định thuộc
trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này thì người bị thiệt
hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định
sau đây:
a) Người bị thiệt hại
do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 30 của
Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi
tố bị can;
b) Người bị thiệt hại
do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 31 của Luật này gửi đơn yêu cầu
bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;
c) Người bị thiệt hại
do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật
này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại khoản 1 Điều này có các nội
dung chính sau đây:
a) Họ và tên, địa
chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi
thường;
c) Thiệt hại và mức
yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu
cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các
trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng
cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường"
Đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính được quy định tại Điều 35:
"1. Khi nhận
được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành
vi quy định tại Điều 28 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi
thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại
do Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;
b) Người bị thiệt hại
do Toà án ra bản án, quyết định quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này gửi
đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi
thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại khoản 1
Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của
người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi
thường;
c) Thiệt hại và mức
yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu
cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường."
- Việc thụ lý, xác
minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định
giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính được
áp dụng theo quy định tại các điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
- Việc khởi kiện
yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường, thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường
tại Toà án trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và
Điều 23 của Luật này.
Bạn có thể căn cứ những quy định nêu trên để hiểu rõ hơn về Thủ tục giải
quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng.
Hoàng Sơn – Trung tâm
TGPL nhà nước