Giới
thiệu Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản
I. THÔNG TIN THÀNH LẬP
Trung
tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bình Thuận (viết tắt là Trung tâm) được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân dân tỉnh Bình Thuận ra quyết định số 16/1998/QĐ/CTUBBT thành lập vào ngày 28 tháng 3 năm 1998. Trung
tâm là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trung tâm tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về tài chính, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Trung
tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, chịu sự hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ của Bộ Tư pháp về công tác đấu giá tài sản.
II.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Căn cứ Điều 4 Luật đấu giá tài sản
Trung tâm được thực hiện đấu giá các loại tài sản, gồm:
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua
đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở
hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định
của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định
của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc
gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã
bị tuyên bố phá sản theo quy định
của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và
quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác
khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền
sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số
vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính
phủ thành
lập để xử lý nợ xấu của tổ chức
tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy
định phải bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá
nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục
quy định tại Luật này.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM
Trung
tâm do một Giám đốc lãnh đạo theo một chế độ thủ trưởng; Giám đốc Trung tâm là
người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.
Đội
ngũ viên chức của Trung tâm có trình độ chuyên môn cao, năng động, chuyên nghiệp,
sáng tạo. Những kinh nghiệm thực tế kết hợp với việc tự trau dồi kiến thức, rèn
luyện kỹ năng đã tạo cho các Đấu giá viên, chuyên viên của Trung tâm một nguồn
nhân lực có kiến thức sâu rộng, chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu giá tài sản.
Trung tâm hiện có 03 Đấu giá viên có
kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đấu giá tài sản gồm:
-
Ông Ngô Giang Bảo: Đấu giá viên – Chứng chỉ hành nghề đấu giá số: 42/TP/ĐG-CCHN
do Bộ Tư pháp cấp ngày 02 tháng 3 năm 2011;
- Bà Nguyễn Thị Mười: Đấu giá viên –
Chứng chỉ hành nghề đấu giá số: 657/TP/ĐG-CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 24 tháng
9 năm 2012;
- Ông Đặng Viết Dũng: Đấu giá viên –
Chứng chỉ hành nghề đấu giá số: 924/TP/ĐG-CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 28 tháng
5 năm 2014.