Bồi thường thiệt hại khi bị người khác gây thương tích
Lượt xem: 30515

Bồi thường thiệt hại khi bị người khác gây thương tích

 

Câu hỏi: Chồng tôi năm nay 34 tuổi. Hai vợ chồng tôi có 2 con nhỏ. Cách đây hai tháng, chồng tôi bị người ta vô cớ đánh vào đầu gây chấn thương sọ não, phải nằm bệnh viện điều trị. Nay chồng tôi đã được xuất viện, nhưng tình trạng sức khỏe yếu và hay bị choáng, giám định sức khỏe bị thương tích 32%. Cho tôi hỏi, nếu gia đình họ không chịu thỏa thuận với gia đình tôi, vụ việc sẽ được đưa ra Tòa án thì khi đó, gia đình tôi có được đền bù chi phí điều trị và tổn thất về tinh thần không? phần tổn thất về sức khỏe của chồng tôi có được đền bù không?

Trả lời: Dựa trên những thông tin bạn cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, xin trả lời như sau:

Thứ nhất, Về trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào nội dung bạn trao đổi thì hành vi của người đã vô cớ đánh vào đầu chồng bạn gây chấn thương sọ não phải nằm bệnh viện điều trị đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015; và trường hợp này không thuộc một trong các trường hợp chỉ được khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Do đó, người đã gây thương tích cho chồng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” không phục thuộc vào việc gia đình bạn có yêu cầu khởi tố vụ án hay không.

Thứ hai, Về trách nhiệm dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Do vậy, người đã gây thương tích cho chồng bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại và tổn thất về tinh thần.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 585 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Trong trường hợp gia đình bạn và người đã gây thương tích cho chồng bạn không thỏa thuận được việc bồi thường thiệt hại thì gia đình bạn làm đơn khởi kiện gởi Tòa án nơi người đó đang cư trú yêu cầu giải quyết vụ án. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 7 của Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06 tháng 09 năm 2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết vụ việc của chồng bạn.

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 7. Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự

1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:

a) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;

b) Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;

c) Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị gim sút của người bị thiệt hại.

2. Thu nhập thực tế bị mt hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau:

a) Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;

b) Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mt hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.

3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 của Bộ luật Dân sự được xác định như sau:

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có);

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;

c) Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương ti thiu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

Bạn có thể kham khảo nội dung và căn cứ vào các quy định nêu trên để giải quyết trường hợp của gia đình mình.

Hoàng Sơn - Trung tâm TGPL nhà nước

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang