Hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Lượt xem: 1688

Hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

 

Vừa qua, Sở Tư pháp nhận được Công văn số 1490/SCT-TTPC ngày 11/6/2020 của Sở Công thương đề nghị hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ.  Sau khi thẩm định nội dung văn bản dự thảo và các tài liệu có liên quan, Sở Tư pháp đã có ý kiến góy ý cụ thể như sau:

Đây là chính sách hỗ trợ di dời chưa được Trung ương giao cho địa phương xây dựng mà việc hỗ trợ này xuất phát từ tình hình thực tế địa phương. Do vậy, căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 27 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì việc xây dựng chính sách hỗ trợ nêu trên thuộc Nghị quyết đặc thù của tỉnh. Để đảm bảo văn bản được ban hành theo đúng quy trình quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 4 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) thì Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều 27 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì trước khi xây dựng dự thảo Nghị quyết, đề nghị Sở Công thương cần lập đề nghị xây dựng nghị quyết (gọitắt là giai đoạn 1), bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng nội dung chính sách.

Bước 2: Đánh giá tác động chính sách.

Bước 3: Xây dựng dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết.

Bước 4: Tổ chức đăng tải, lấy ý kiến về đề nghị xây dựng Nghị quyết (bao
gồm cả việc lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan).

Bước 5: Gửi Sở Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết.

Bước 6: Trình UBND tỉnh xem xét, thông qua.

Bước 7: Trình Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận.

Về quy trình, thủ tục soạn thảo nghị quyết (gọi tắt là giai đoạn 2): Sau có ý kiến chấp thuận và quyết định thời hạn trình dự thảo Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo sẽ tiến hành xây dựng dự thảo Nghị quyết trình UBND tỉnh, thực hiện theo quy định từ Điều 118 đến Điều 126 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, cụ thể như sau:

Tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết, bảo đảm sự thống nhất của dự thảo nghị quyết với các chính sách đã được thông qua. Đăng tải toàn văn dự thảo Nghị quyết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.

Tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.

Gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; hồ sơ dự thảo liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến (nếu dự thảo Nghị quyết có liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp).

         Gửi dự thảo đến Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân, hồ sơ gồm: Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết; Dự thảo nghị quyết; Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến; Tài liệu khác (nếu có).

Ban biên tập

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang