Góp ý đề nghị xây dựng Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị tại nạn, rủi ro trong cuộc sống
Góp ý đề nghị xây dựng Nghị quyết về chính
sách hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị tại nạn, rủi ro trong
cuộc sống
Vừa
qua, Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã có văn bản số 1258/SLĐTBXH-BVCSTE đề nghị góp ý quy định về chính sách hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn bị tai nạn, rủi ro trong cuộc sống trên địa bàn tỉnh. Nội dung này, Sở Tư pháp
đã có ý kiến góp ý như sau:
Về dự thảo báo cáo đánh
giá tác động của Chính sách: Bố cục của dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách cơ bản đáp ứng theo Mẫu quy định. Tuy nhiên, nội dung của 04 chính sách được xây dựng cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn về
các giải pháp đưa ra để từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất (Cụ thể như ở điểm 1.3; 2.3; 3.3). Các giải pháp đề xuất để giải quyết
vấn đề thì hầu như ở các giải pháp 2 đều nêu là “Giải pháp nâng mức hỗ trợ…..”
là còn chung chung, chưa thấy được tính tối ưu của chính sách cần được lựa
chọn. Do vậy đề nghị quý Sở đưa nội dung của từng chính sách vào giải pháp 2 để
đánh giá.
Về đánh
giá tác động về kinh tế: Ở 4 chính sách thì hầu như đánh giá còn chung chung,
chưa đưa ra số liệu để phân tích, chứng minh tính nổi bật về lợi ích kinh tế
cho đối tượng thụ hưởng để từ đó so sánh lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Do vậy, đề nghị quý Sở nghiên cứu, phân tích
đánh giá cụ thể.
Về kiến
nghị giải pháp lựa chọn: Đề nghị nêu rõ là lựa chọn giải pháp 1 hay giải pháp 2
và lý do lựa chọn.
Riêng
đối với chính sách 4: Nội dung của chính
sách này giữ nguyên theo mức hỗ trợ cũ như trước đây. Tuy nhiên ở chính sách
này có phát sinh thêm đối tượng thụ hưởng. Do vậy cần phải đưa ra các giải pháp
để đánh giá tương tự như chính sách khác.
Về việc viện dẫn thêm căn cứ pháp lý
tại tiêu đề của chính sách 4: Đề nghị không đưa các căn cứ pháp lý như Quyết
định số 55a/2103/QĐ-TTg
và Quyết định số
1573/QĐ-UBND vào tiêu đề của chính sách này. Đề nghị lồng ghép các căn cứ này
trong quá trình phân tích, đánh giá chính sách.
Đối với
tên gọi của hai dự thảo Tờ trình: Đề nghị chỉnh lý thành chữ in thường, kiểu chữ đứng,
đậm. Đồng thời tại nội
dung của hai Tờ trình này đề nghị nêu rõ giải pháp đã được lựa chọn, lý do lựa
chọn và không đưa nội dung của việc đánh giá như tác động về kinh tế, tác động
về xã hội, tác động về giới và tác động về hệ thống pháp luật vào dự thảo 2 Tờ
trình.
Về dự thảo Nghị quyết: Đề nghị xây
dựng Đề cương chi tiết dự thảo nghị quyết theo Mẫu số 07 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31/12/2020 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp
đề nghị Sở Lao động – Thương binh và xã hội thực hiện việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp và rà soát lại chính sách nêu trên có phát sinh thủ tục hành chính hay
không. Trường hợp có thủ tục hành chính thì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh để đánh giá tác động của “thủ tục hành chính”. Từ
đó hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định theo quy định.
Lâm Hương