Tình hình tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2021
Lượt xem: 3231

Tình hình tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2021

 

Vừa qua, Sở Tư pháp đã có Báo cáo số 129/BC-STP gửi Bộ Tư pháp và UBND tỉnh về đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2021. Báo cáo thể hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Trong năm 2021, đội ngũ người giám định tư pháp có sự biến động tăng, giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác khác. Trên cơ sở kết quả rà soát của các Sở, ngành, Sở Tư pháp đã phối hợp tham mưu UBND tỉnh thực hiện miễn nhiệm 21 giám định viên tư pháp do các sở, ngành đề nghị. Đồng thời tham mưu đề nghị bổ nhiệm 03 giám định viên tư pháp; 01 giám định viên tư pháp ở tỉnh Hải Dương chuyển về công tác tại Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh.

Đến nay, trên đa bàn tỉnh có tt cả 112 giám định viên tư pháp (giảm 19 giám định viên tư pháp so với cùng kỳ năm 2020); có 02 t chc giám định tư pháp công lập gồm: Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế; 01 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc: Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận thuộc Sở Xây dựng.

          - Số lượng vụ việc giám định tư pháp đã giải quyết: 2.302 vụ, tăng 19,39% so với cùng kỳ năm 2020 (2.302/1.928 vụ). Trong đó Phòng kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh 1.633 vụ; Trung tâm pháp y - Sở Y tế: 636 vụ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 15 vụ; Sở Giao thông vận tải: 12 vụ; Sở Xây dựng: 01 vụ; Sở Tài nguyên và Môi trường: 06 vụ. Đa số các vụ việc đều được giải quyết kịp thời, đúng quy định.

          - Số việc giám định chưa thực hiện: 39 việc do mời đối tượng nhiều lần nhưng không đến (Trung tâm Pháp y).

- Số lượng vụ việc giám định tư pháp đã từ chối: 03 vụ (Sở Xây dựng). Lý do từ chối chủ yếu là do vụ việc khi được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định đã xảy ra quá lâu không còn cơ sở để thực hiện giám định.

Thực hiện theo Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp; Công văn số 997/BTP-BTTP ngày 06/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, đến nay Sở Tư pháp đã rà soát tham mưu UBND tỉnh hoàn thành việc cấp thẻ giám định viên tư pháp cho 86 giám định viên tư pháp của các Sở: Công thương; Giao thông vận tải; Thông tin truyền thông; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Y tế; Văn hóa, Thể thao và du lịch; Tài nguyên và Môi trường. Đối với 24 giám định viên kỹ thuật hình sự của Phòng Kỹ Thuật hình sự - Công an tỉnh, thực hiện việc cấp thẻ Giám định viên tư pháp theo Điều 8 Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 05/8/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên kỹ thuật hình sự, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 77/2019/TT-BCA ngày 23/12/2019 của Bộ Công an.

Nhìn chung, các Sở, ban, ngành đã thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại Luật giám định tư pháp, Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan; đã chủ trì, phối hp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp;  phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lựa chọn, lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như sau:

- Các cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng khi trưng cầu giám định hồ sơ còn thiếu chặt chẽ, mẫu cần giám định và mẫu so sánh còn chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến thời gian thu mẫu, thời gian giám định.

- Chi phí giám định tư pháp thông thường do cơ quan trưng cầu giám định chi trả, nhiều trường hợp phải chi trả số tiền lớn trong khi kinh phí cấp cho giải quyết án hình sự hạn hẹp nên dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; Mức thu chi phí giám định còn thấp, không đủ để bù chi, dẫn đến khó khăn trong việc chi trả các chế độ (công tác phí, ngoài giờ) cho đội ngũ viên chức, người lao động làm công tác giám định.

- Vào các đợt cao điểm, số lượng vụ việc yêu cầu giám định khá nhiều, trong khi đó thời hạn giám định ngắn, dẫn đến các giám định viên phải tăng cường làm việc thêm ngoài giờ để thực hiện kịp thời các vụ việc được giao.  

- Phần lớn đội ngũ giám định viên tư pháp tại các Sở, ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu một cách bài bản mà chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn thuần túy để giám định, không được bố trí về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giám định, do đó không đủ thời gian và điều kiện tập trung thực hiện công tác giám định tư pháp khi có yêu cầu, nên nhiều trường hợp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.

Phòng Nghiệp vụ 2

Tin khác
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang