Quy định cách thức nộp, thụ lý và trả kết quả giải quyết các hồ sơ về quốc tịch
Quy
định cách thức nộp, thụ lý và trả kết quả giải quyết các hồ sơ về quốc tịch
Ngày
03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo đó tại Điều 3 của
Nghị định quy định cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết
các việc về quốc tịch cụ thể như sau:
1. Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch
Việt Nam hoặc giải
quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ
sơ qua hệ thống bưu chính
đến cơ quan có thẩm quyền
thụ lý hồ sơ theo
quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định này, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Trường hợp người xin trở
lại, xin thôi quốc
tịch Việt Nam hoặc giải
quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
không có Cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm
hoặc Cơ quan đại diện nào
thuận tiện nhất.
Người xin nhập quốc
tịch Việt Nam phải trực
tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú. Yêu cầu giải quyết các việc về quốc
tịch cho người chưa
thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật hoặc người
giám hộ của người đó thực hiện.
2. Trường hợp
pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người
yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản
chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc
bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có
bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu
bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được
chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được
chứng thực chữ ký theo
quy định của pháp luật.
3. Người thụ lý
hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ
của giấy tờ trong hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu
chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
4. Cơ quan thụ lý hồ sơ
lập danh mục đầy đủ
các giấy tờ trong từng hồ sơ,
kèm danh sách những
người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch theo mẫu quy định.
Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ được
miễn xác minh về nhân thân
theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và
hồ sơ phải xác minh về nhân thân.
Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước
ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ
ngày thụ lý hồ sơ; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ
lý hồ sơ.
5. Kết quả giải
quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu
chính cho người yêu
cầu. Người yêu cầu trả kết quả qua hệ thống bưu chính phải nộp chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính.
6. Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam được thực
hiện theo quy định tại
Điều 12 của Nghị định
này.
Có thể thấy rằng, Nghị định số
16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam đã quy
định cụ thể hơn về giấy tờ bản sao khi nộp yêu cầu giải quyết vụ việc quốc tịch,
nhiều hình thức để nộp hồ sơ. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến quốc tịch.
Thanh Luân