Sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
26/02/2020
Lượt xem: 1835
Sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh
doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở,
quản lý sử dụng nhà và công sở
Ngày 17/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai
thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Theo đó, Nghị định số 21/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi không bị xử
phạt cụ thể: Hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt
động thẩm tra dự toán. Người được thuê,
thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện cho mượn nhà ở không được sự đồng
ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Tặng cho bằng nhà ở mà nhà ở đó không đảm bảo đầy đủ các điều
kiện theo quy định. Người
thuê nhà ở công vụ cho mượn nhà ở công vụ. Cho mượn làm nhà ở hoặc các mục đích khác không đúng
công năng sử dụng của công sở.
Đồng thời, Nghị định cũng bãi bỏ nhiều quy định của Nghị định số
139/2017/NĐ-CP, cụ thể:
Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn tổ
chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động lập dự án đầu tư
xây dựng; thẩm tra dự án đầu tư xây dựng tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 7 về
vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây
dựng. Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động
xây dựng có một trong các hành vi: không có hợp đồng lao động đối với những cá
nhân đảm nhận những chức danh chủ chốt theo quy định; những chức danh chủ chốt
không có chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự
án theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2; điểm d khoản 3; điểm d, điểm đ,
điểm i, khoản 5 Điều 23 về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng. Bãi
bỏ quy định: đối với hành vi không công bố thông tin trên trang thông tin điện
tử theo quy định khi tham gia các hoạt động xây dựng, ngoài việc bị xử phạt
theo quy định, nhà thầu nước ngoài còn bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Bãi bỏ
quy định phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng không đủ điều kiện theo quy định tại khoản
3 Điều 38 về vi phạm quy định về kiểm định, thí nghiệm, đào tạo trong hoạt động
xây dựng. Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với tổ chức lập quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng hoặc quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây
dựng không đảm bảo điều kiện năng lực quy định tại khoản 1 Điều 39 về vi phạm
quy định về lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản
làm vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng,
sản xuất vật liệu xây dựng. Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với
hành vi sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều
60 về vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất
động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản. Bãi bỏ quy định phạt tiền từ
10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện đào tạo không đúng
địa điểm đào tạo theo quy định; sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy
định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 61 về vi phạm quy định về đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
Trần Thanh Tường
Trần Thanh Tường