Vướng mắc khi thực hiện việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Lượt xem: 1445

Vướng mắc khi thực hiện việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

 

Ngày 12/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Qua 03 năm triển khai thi hành trong thực tiễn, đã phát hiện một số khó khăn, vướng mắc cần sớm có quy định được tháo gỡ…

Thứ nhất: Về thực hiện kết luận kiểm tra. Điều 17 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra. Trường hợp kết luận kiểm tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng được kiểm tra phải lập kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra. Như vậy, dù nội dung kết luận kiểm tra liên quan một đơn vị hay có nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau có liên quan thì thời hạn triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện chỉ có 30 ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, Tết). Quy định này khi áp dụng vào thực tiễn đã bộc lộ điểm chưa phù hợp. Bởi, với thời hạn 30 ngày không đủ để triển khai nội dung kết luận kiểm tra có liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau và tổng hợp báo cáo từ các đơn vị có liên quan thành báo cáo chung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (đặc biệt là đối với những ngành có địa bàn hoạt động rộng, đi lại khó khăn như kiểm lâm, kiểm ngư…).

anh tin bai

Để khắc phục, đa số các đơn vị khi được hỏi đều có chung đề xuất cần điều chỉnh quy định về thời gian tại Điều 17 nêu trên. Cụ thể, đối với kết luận chỉ liên quan đến một đơn vị thì thời hạn tổ chức thực hiện và hoàn thành báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra là 30 ngày; đối với kết luận có liên quan đến nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau thì thời hạn tổ chức thực hiện và hoàn thành báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra là 45 ngày.

Thứ hai: Về xử lý kỷ luật. Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng mức xử lý kỷ luật với mức thấp nhất là khiển trách, đến cao nhất là buộc thôi việc (từ Điều 24 đến Điều 29 của Nghị định 19). Tuy nhiên, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP không quy định số lần vi phạm, mức độ vi phạm để làm căn cứ xử lý. Do vậy, đã gây lúng túng cho cơ quan, địa phương khi áp dụng quy định trên. Để quy định pháp luật được thực hiện thống nhất, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể, có tính lượng hóa cao về tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng cũng như có hướng dẫn chi tiết để làm căn cứ áp dụng, xử lý trong thực tiễn.

Hải Lam Tường

Tin khác
1 2 3 4 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang