Các trường hợp phải hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
11/01/2022
Lượt xem: 6467
Các trường hợp phải hủy bỏ Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính
Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
Căn
cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, người đã ban hành quyết định tự mình
hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định
hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Không đúng đối tượng vi phạm; (2) Vi phạm quy định về thẩm
quyền ban hành quyết định; (3) Vi
phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định; (4) Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử
lý vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính); (5) Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không
đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không
đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính); (6) Trường hợp giả mạo, làm sai
lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
(khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính); (7) Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm (khoản 3 Điều
62 Luật Xử lý vi phạm hành chính); (8) Trường hợp không ra quyết định xử phạt (khoản 1 Điều
65 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Theo
khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy
định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của
người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết
định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và
kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo
thẩm quyền.
Nghị
định mới cũng cho phép tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban
hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ
nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp có sai sót về nội dung
làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định; Quyết định giải quyết khiếu nại
của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến
việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính./.
Hải Lam Tường