Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Lượt xem: 491

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

 

Ngày 05/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” (sau đây gọi là Đề án). Đề án ban hành nhằm phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các khó khăn, vướng mắc và bất cập; qua đó tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đề án xác định một số mục tiêu cụ thể như: Hoàn thiện khung pháp lý về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp; vận hành hiệu quả hệ thống mạng lưới tư vấn viên pháp luật; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; đảm bảo 100% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý khi có đề xuất; Thí điểm và nhân rộng ít nhất 2 mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả trên toàn quốc; Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…

Đề án cũng đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, hằng năm (từ năm 2023 đến năm 2030): (i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tập trung; (ii) Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; (iii) Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; lựa chọn một số địa phương để xây dựng, phát triển mô hình điểm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổng kết, rút kinh nghiệm và kết hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương để triển khai đồng bộ mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại 63 địa phương trên cả nước; tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khuyến khích các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ, triển khai đề án, chương trình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Đề án đã phân công rõ Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì, tổ chức, điều phối hoạt động chung của Đề án, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao. Các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các nhiệm vụ của Đề án này./.

Hải Lam Tường

Tin khác
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang