Kết quả công tác hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp năm 2020
Thực hiện Nghị
định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 3177/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 phê duyệt Chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018 – 2021; Quyết định số
510/QĐ-UBND ngày 25/02/2016 Phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Qua kết quả thực hiện công tác Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2020 của
Sở Tư pháp đã đạt được một số
kết quả như sau:
Về công tác xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động
của doanh nghiệp.
Công tác xây dựng và
khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp được các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc,
đã xây dựng chuyên mục hỗ đăng tải công khai các thủ tục hành chính có liên
quan đến doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý của đơn vị mình; tiếp nhận và kịp
thời giải đáp các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; cập nhật, đăng tải các
quy định, văn bản liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên
website của cơ quan mình tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
tra cứu, tìm hiểu các thông tin liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, Sở Tư
pháp đã tiến hành xây dựng chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên
Cổng thông tin điện tử của Sở, theo đó thông tin kịp thời giúp doanh nghiệp
tiếp cận các thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
được dễ dàng, thuận lợi và minh bạch và thực hiện việc cung cấp trên môi trường
điện tử các thủ tục hành chính có nhu cầu lớn, liên quan nhiều đến hoạt động
của người dân, doanh nghiệp kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Đồng thời hàng năm Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với các Sở ngành liên quan
rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp,
sau rà soát kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản không phù hợp với quy định pháp luật
cấp trên và tình hình thực tế địa phương, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho doanh
nghiệp trong việc áp dụng các văn bản QPPL trong kinh doanh.
Về xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến
các văn bản QPPL.
Trong năm, Sở Tư pháp
đã phối hợp cùng Đài Phát thanh truyền hình tỉnh thiết kế chương trình tuyên
truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, trong đó lựa chọn những nội dung cơ bản
của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp giới thiệu trong
chuyên mục “Mỗi ngày một điều luật” được phát sóng vào lúc 22h các ngày thứ ba,
thứ năm, thứ bảy và được phát lại vào lúc 10h các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu
trên sóng truyền hình của tỉnh. Tiếp nhận và giải đáp các vướng mắc của doanh
nghiệp khi có yêu cầu…
Về bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp.
Sở Tư pháp đã phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành
dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về quyền tài sản, bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp theo quy
định pháp luật cho các doanh nghiệp và người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại Hội nghị đã giải đáp những vướng mắc, khó
khăn do các doanh nghiệp nêu ra liên quan đến tài sản để thế chấp, biện pháp bảo
vệ tài sản, xác định tài sản chung, riêng của vợ, chồng. Đồng thời phối hợp với
Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức hội thảo về chiến lược kinh
doanh thời Covid cho các đối tượng là các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch,
hiệp hội ngành nghề, hội doanh nhân trẻ…
Về giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp;
Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và
hoàn thiện pháp luật.
Việc
giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình
thức như giải đáp bằng văn bản, giải đáp qua thư điện tử, giải đáp
trực tiếp qua điện thoại hoặc tại các buổi tọa đàm, hội nghị, cuộc họp. Đối
với những tình huống pháp lý đơn giản, các sở ngành tổ chức giải đáp trực tiếp
khi có yêu cầu; còn đối với những tình huống phức tạp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực do nhiều cơ quan quản lý thì các sở ngành tiếp nhận đã tổ chức mời
họp hoặc gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn để có văn bản giải đáp cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, công tác hỗ
trợ pháp lý cho các doanh nghiệp được thể hiện đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ.
Các doanh nghiệp đã được tiếp cận các thông tin pháp luật một cách nhanh chóng;
các chế độ, chính sách, pháp luật được giới thiệu, tập huấn kịp thời đến các
doanh nghiệp, từ đó nâng cao trình độ pháp luật cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong triển khai dự án cũng như giải quyết tốt các thủ tục hành chính có liên
quan; các khó khăn, vướng mắc được giải đáp kịp thời nhằm góp phần hỗ trợ
pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro trong kinh doanh
cho doanh nghiệp.
Lâm Hương