Tăng cường kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Tăng cường kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Nhằm tiếp tục triển
khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố
tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Thông tư
liên tịch số 10/TTLT ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định
về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Đồng thời, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội
đồng phối hợp liên ngành và Tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, góp phần bảo đảm các đối tượng thuộc diện
trợ giúp pháp lý được tiếp cận sớm với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.
Trong các ngày 23, 24/5 và 08,
09/8/2024, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố
tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện công tác phối hợp
liên ngành về trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng năm 2024 tại 04 huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam và
Hàm Thuận Bắc.
Ông Đặng Văn Đào - PGĐ Sở Tư pháp, Phó CT HĐPHLN kiểm
tra hoạt động PHLN tại huyện Tuy Phong
Qua kiểm tra, Đoàn công tác ghi nhận một số kết quả đạt
được của các cơ quan Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát các huyện Bắc Bình, Tuy
Phong, Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, như: Lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng
huyện thường xuyên chỉ đạo, triển khai đến các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán, Trưởng nhà Tạm giữ các văn bản liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý,
Thông tư liên tịch số 10/TTLT; việc giải thích, thông tin, thông báo cho người
được trợ giúp pháp lý được chú trọng; việc niêm yết bảng thông tin về trợ giúp
pháp lý, danh sách, số điện thoại của các Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư ký hợp
đồng với Trung tâm được thực hiện đầy đủ; các hồ sơ, biểu mẫu, sổ theo dõi vụ
việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được ghi chép đầy đủ, rõ ràng; việc
cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng trợ giúp pháp lý được
các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng theo quy định pháp luật về tố tụng;
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người bào chữa,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định của
pháp luật tố tụng, pháp luật về TGPL; việc
triển khai Chương trình phối hợp số
5789/CTPH-BTP-BCA, ngày 27 tháng 11
năm 2023 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra
hình sự và Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDC giữa Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao về
người thực hiện TGPL trực tại Tòa án nhân dân các cấp được cơ quan Công an và
Tòa án triển khai nghiêm túc.
Kiểm tra hoạt động PHLN tại
huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động phố hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý tại một số huyện được kiểm tra
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc tổ
chức, thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT và các văn bản hướng dẫn có
lúc, có nơi chưa chủ động, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, sâu rộng.
Việc giải thích quyền được trợ giúp pháp lý cho đối tượng tại một số đơn vị có
lúc chưa đầy đủ, có thời điểm còn chưa được lập thành biên bản theo quy định. Đối
tượng được trợ giúp pháp lý được chú trọng là các bị can, bị cáo trong các vụ
án hình sự, còn các đối tượng trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành
chính chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng còn bỏ sót đối tượng được
trợ giúp pháp lý.
Để tăng cường hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về
trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, đồng chí Đặng Văn Đào - Phó Giám đốc
Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng: Tiếp tục quán
triệt nội dung Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT,
Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến chiến sỹ, cán
bộ, công chức, trong đó chú trọng đến các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán, Trưởng Nhà Tạm giữ Công an huyện. Cơ quan Công an tăng cường chỉ đạo các
Đội điều tra, Trưởng nhà Tạm giữ việc giải thích, thông tin, thông báo về người
thuộc diện người thuộc diện TGPL và triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp số
5789/CTPH-BTP-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ
Công an về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Cơ quan Viện Kiểm
sát tăng cường thực hiện vai trò giám sát việc tuân theo tố tụng đối với công
tác trợ giúp pháp lý; kịp thời phát hiện việc bỏ sót các đối tượng được trợ
giúp pháp lý; yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt công tác này,
giảm thấp nhất tình trạng người được trợ giúp pháp lý không được phát hiện kịp
thời. Tòa án thực hiện nghiêm túc quy định về giải thích theo quy định tại Điều
48 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Điều 38 Luật Tố tụng Hành chính; triển khai đến các
Thẩm phán thực hiện tốt quy định này và tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương
trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDC giữa
Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án
nhân dân các cấp.
Hình
ảnh một số hoạt động kiểm tra
Ngoài ra, trong quá trình tiếp xúc với bị can, bị cáo,
nguyên đơn, bị đơn, trong các vụ án hình sự, vụ kiện dân sự, vụ án hành chính,
hôn nhân gia đình, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải giải thích,
thông báo và tạo điều kiện cho đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý được hưởng
dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các Trợ
giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện TGPL trong việc phối hợp thực hiện vụ việc
TGPL. Gửi đầy đủ các văn bản tố tụng như: Kết luận điều tra, cáo trạng, bản án
đã xét xử và các tài liệu liên quan cho Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý sau
khi vụ án đã được xét xử.
Với sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thường trực Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Bình Thuận và tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu của các cơ
quan tiến hàng tố tụng; mong rằng trong thời gian tới, công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng ngày càng đạt kết quả cao và trở thành chỗ dựa, niềm tin của
những người yếu thế trong xã hội.
Nhật
Nguyễn