Kiểm tra công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại huyện Bắc Bình và Tuy Phong
Kiểm tra công tác phối hợp
liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại huyện Bắc Bình và Tuy
Phong
Trong
hai ngày 23 và 24/5/2024, Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bình Thuận do đồng chí Đặng Văn Đào -
Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phó Chủ tịch Hội đồng PHLN làm Trưởng đoàn đã kiểm
tra kết quả thực hiện công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng tại địa bàn 02 huyện Bắc Bình và Tuy Phong.
Cùng
tham gia với Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo của các cơ quan Viện Kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an tỉnh là thành viên Hội đồng và thành viên Tổ
giúp việc của Hội đồng liên ngành.
Tại
các buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đã nghe đại diện lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân và Công an huyện báo cáo tình hình triển khai Thông tư
liên tịch số 10/2018/TTLT ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện
trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10). Đoàn tiến
hành kiểm tra thực tế việc niêm yết bảng thông tin về hoạt động trợ giúp pháp
lý; danh sách Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý; hộp tin trợ giúp pháp lý; việc
cung cấp các văn bản tố tụng, cáo trạng, thông báo thời gian làm việc và xác
nhận thời gian làm việc cho các trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên
khi tham gia thực hiện TGPL; việc lập biên bản, lưu hồ sơ vụ án ghi nhận đề
nghị thay đổi hoặc từ chối người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị
buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội theo quy
định; việc phân công người theo dõi, tổng hợp, vào sổ theo dõi vụ việc và
báo cáo các vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng; việc triển khai thực hiện trực
tại Tòa án theo Kế hoạch phối hợp giữa Sở Tư pháp và Tòa án nhân dân tỉnh.
Qua kiểm tra cho thấy, các cơ quan tiến hành tố
tụng huyện Bắc Bình, Tuy Phong đã thực hiện tốt việc treo bảng thông tin về trợ
giúp pháp lý ở những nơi thuận tiện nhất của cơ quan như tại phòng tiếp dân,
phòng hỏi cung, hành lang trước phòng xét xử; việc cấp giấy chứng nhận bào chữa
cho Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng
được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng. Trong quá trình thụ lý giải
quyết án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện nghiêm túc việc giải thích
cho người đang bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và các đương sự khác biết
về quyền được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ
giúp pháp lý. Việc cấp giấy chứng nhận
tham gia tố tụng, đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Trợ giúp
viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng trợ giúp pháp lý được các cơ quan tiến hành tố
tụng thực hiện đúng theo quy định pháp luật về tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố
tụng huyện cung cấp các văn bản tố tụng,
kết luận điều tra, cáo trạng, bản án và thông báo thời gian làm việc cho
Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm đúng
thời hạn theo quy định của pháp luật, tạo
điều kiện thuận lợi để người thực hiện trợ giúp pháp lý trong
quá trình tham gia tố tụng thực
hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật
về TGPL.
Các cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân huyện phân công cán bộ theo
dõi, tổng hợp vào sổ theo dõi và định kỳ báo cáo cho Hội đồng phối hợp liên
ngành theo quy định. Hoạt động trực tại tòa án được cơ quan Tòa án quan tâm
thực hiện và bố trí địa điểm thuận tiện cho Viên chức Trung tâm Trợ giúp pháp
lý trực Tòa nhằm rà soát các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động
phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại huyện Bắc
Bình, Tuy Phong còn một số tồn tại như: Việc tổ
chức, thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT và các văn bản hướng dẫn có
lúc, có nơi chưa chủ động, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục
dẫn đến tình trạng còn bỏ sót đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý. Việc theo
dõi vụ việc trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được thực
hiện hiện đồng bộ. Đối tượng được trợ giúp pháp lý chỉ được chú trọng đối với
các bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, còn các đối tượng trong các vụ án
dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính chưa được quan tâm đúng mức.
Kết
thúc buổi làm việc, thay mặt Đoàn kiểm tra, ông Đặng Văn Đào ghi nhận những nỗ
lực và kết quả đạt được của các cơ quan tiến hành tố tụng của địa phương trong
công tác phối hợp, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch 10. Đề nghị các cơ quan
tiến hành tố tụng cần tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa
công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các cơ quan để thực hiệu có hiệu quả chính
sách của Đảng và Nhà nước dành cho các đối tượng được hưởng sự trợ giúp pháp lý
theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các địa
phương quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác này, đặc biệt các cấp
lãnh đạo của huyện thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ
quan tố tụng thực hiện. Bởi qua thực tế cho thấy, công tác TGPL còn hạn
chế ở nhiều khâu, nhất là chưa thực sự quan tâm đến đối tượng yếu thế
thuộc diện TGPL.
Đối
với các khó khăn, vướng mắc, các đề xuất của các các cơ quan tiến hành tố tụng, Đoàn kiểm tra ghi nhận xem xét và có
giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Nhật Nguyễn