Thực
trạng và giải pháp nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến
Thời gian qua, Sở Tư pháp đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là việc nâng chất lượng
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Do đó kết quả cải cách hành chính của
Sở Tư pháp đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật như: từ năm 2015 đến nay, Sở luôn đảm bảo xếp loại “Tốt”
với tỷ lệ điểm đạt trên 90% so với điểm chuẩn tối đa (năm 2015: 90,50%; năm
2016: 94,50%; năm 2017: 93,00%; năm 2018: 94,36%; năm 2019: 90,29%; năm 2020: 90,29%).
Sở đã phối hợp tốt trong việc triển khai Trung tâm Hành chính công tỉnh
và thực hiện việc tiếp nhận, xử lý phần mềm Một cửa điện tử. Với tỷ lệ hồ sơ giải
quyết hàng năm rất lớn (đứng thứ 03 trong số các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh),
Sở đã nỗ lực xử lý tốt, tỷ lệ hồ sơ đúng hẹn hàng năm đều đạt trên 98%. Sở cũng
được Trung tâm Hành chính công đánh giá là đơn vị triển khai đầu tiên và tuân
thủ tốt việc gửi thư xin lỗi cá nhân, tổ chức có hồ sơ trễ hẹn. Tỷ lệ hồ sơ trễ
hẹn được gửi thư xin lỗi đúng quy định đạt 100%. Bên cạnh đó, các công chức biệt
phái của Sở tại Trung tâm Hành chính công luôn có mức độ đánh giá sự hài lòng rất
cao (đạt tỷ lệ 100%); công chức biệt phái của Sở tại Trung tâm giai đoạn 2018 –
2019 đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ năm 2018. Đồng
thời, trong thời gian qua, Sở không có phản ánh, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố
cáo về liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính của công chức, viên chức
trong cơ quan và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Trong quá trình thực hiện đã có nhiều sáng kiến, giải pháp liên quan đến
công tác cải cách hành chính được công nhận, tính từ năm 2015 đến nay, Sở đã
công nhận 18 sáng kiến, trong đó có 12 sáng kiến liên quan đến cải cách thể chế
và 04 sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt năm 2019, Sở Tư pháp
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong việc tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng sáng
tạo trong cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2019” và có 01 cá nhân đạt Giải
Nhất với sáng kiến xây dựng “Ứng dụng nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua điện thoại”;
năm 2020 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 01 cá nhân và tập thể Sở Tư pháp đã có thành tích xuất sắc
trong công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020.
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác cải cách hành chính nói chung
và việc giải quyết thủ tục hành chính nói riêng của Sở Tư pháp vẫn còn một số hạn
chế, thiếu sót nhất định, cụ thể như: vẫn còn trường hợp giải quyết trễ hẹn; tỷ
lệ thủ tục hành chính thực hiện mức độ 3, 4 vẫn còn thấp so với tổng số thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Đặc
biệt tỷ lệ hồ sơ phát sinh nộp trực tuyến còn thấp chưa đạt chỉ tiêu đề ra hàng
năm từ đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của Sở.
Nguyên nhân, là công tác tuyên truyền chưa tốt, thói quen sử dụng hồ sơ
giấy, đến nộp hồ sơ trực tiếp của người dân vẫn phổ biến; người sử dụng còn e
ngại vấn đề bảo mật thông tin; nhiều TTHC chưa đơn giản, tinh gọn. Quan trọng
hơn, vẫn còn nhiều người dân chưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin; khả năng sử
dụng, cập nhật internet còn thấp; chưa kể, hệ thống mạng đôi khi trục trặc.
II. GIẢI PHÁP
- Tăng cường truyền thông và quảng bá
hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan để người dân, doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sửu dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó
cần đặc biết chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với
từng đối tượng thụ hưởng. Việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền DVCTT
phải được thực hiện đồng bộ theo một chương trình tuyên truyền về cải cách hành
chính nói chung. Về nội dung tuyên truyền: triển khai xây dựng tài liệu giới
thiệu dịch vụ, nêu bật được các lợi ích người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng;
tài liệu hướng dẫn cần được thể hiện dưới dạng các hình thức hình ảnh minh họa
hướng dẫn, video hướng dẫn thực hiện cụ thể một DVHCCTT đăng tải trên Trang
thông tin điện tử; thiết kế các tài liệu hướng dẫn theo từng bước thực hiện
dịch vụ dưới dạng tờ gấp để cung cấp cho người dùng tại bộ phận một cửa.
- Cần đổi mới, đa dạng các hình thức
tuyên truyền: Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để tác động trực
tiếp đến giới trẻ và từ đó thêm một kênh thông tin để đưa lợi ích của sử dụng DVCTT
đến từng hộ gia đình.
- Có các chính sách ưu đãi cho người
dân, doanh nghiệp khi thực hiện bằng hình thức trực tuyến như: giảm tiền phí lệ
phí; tặng quà… nhằm tạo thay đổi thói quen của công dân trong việc sử dụng dịch
vụ công thông qua Trung tâm hành chính công, để cung cấp cho người dân, doanh
nghiệp những thông tin trực tuyến, dần dần từ bỏ phương thức liên hệ kiểu cũ.
- Cung cấp đa đạng các kênh giao
tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù
hợp nhất với họ (trực tuyến hoặc tại các Trung tâm HCC, Trung tâm dịch vụ…).
Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho công
dân.
- Ứng dụng những công nghệ mới để mở
rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường việc sử dụng dịch vụ trực tuyến trong
tương lai. Trong đó, đề cao các vấn đề về an toàn, an ninh trong quá trình
thiết lập tiêu chuẩn của việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào
cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, internet cho
người dân; hỗ trợ máy tính; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng
Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư đế người dân tiếp cận dịch vụ. Hợp
tác với các doanh nghiệp như Bưu điện, ngân hàng để hỗ trợ triển khai DVC trực
tuyến như chuyển trả kết quả qua Bưu điện, thanh toán phí, lệ phí trực tuyến, …
Trên đây là trực trạng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng hiệu quả công tác cải cách hành chính/.
Bùi Danh Dũng