Ban hành quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo thủ tục hành chính
Ban
hành quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo thủ tục hành chính
Ngày 14 tháng 4 năm 2021 Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND quy
định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu theo thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Quyết
định này quy định áp dụng cho các cơ quan có thẩm quyền
quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thuộc phạm
vi quản lý của tỉnh. Theo đó quy định mức khoán; quản lý, sử dụng chi phí khoán;
trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Cụ thể như sau:
Về mức khoán: Mức khoán chi phí quản
lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: 40% số tiền thu
được từ xử lý tài sản.
Về quản lý, sử dụng chi phí
khoán: Các cơ quan có thẩm quyền quản lý, xử
lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được chủ động sử dụng
chi phí khoán để chi cho việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tịch thu theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm
giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính và không vượt mức khoán chi phí tại Quyết
định này. Số chi phí khoán cho cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
được sử dụng chung cho tất cả các vụ việc, số tiền còn lại cuối năm chưa sử dụng nộp ngân
sách Nhà
nước.
Trường hợp trong
quá trình thực hiện xử lý tài sản, chi phí xử lý thực tế vượt quá mức khoán quy định và có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi cho xử lý tài sản là cần thiết và phù hợp, đơn
vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo Sở Tài chính (đối với đơn vị cấp tỉnh)
hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố (đối với đơn vị
cấp huyện, xã) để xem xét, quyết định cấp chi phí thực tế xử lý tài sản
từ số tiền xử lý tài sản đơn vị nộp vào tài khoản tạm giữ.
Bên cạnh việc quy định mức khoán và quản
lý, sử dụng chi phí khoán, nội dung Quyết định còn quy định trách nhiệm của thủ
trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tịch thu như: Đối với các
khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định thì thanh toán theo các quy định này. Đối với các khoản
chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chưa có tiêu chuẩn, định
mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì trên cơ sở thực tế
phát sinh và số kinh phí được khoán thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính, bộ phận nghiệp vụ đề xuất chi tiết, cụ thể nội dung chi, mức chi để
thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, phê duyệt làm căn cứ quyết định chi và thủ
trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2021 và thay thế Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản
lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước
trên địa bàn tỉnh./.
Lâm
Hương