Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030
Lượt xem: 1175

Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn thấp, địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số phân tán rộng, hơn 50% số hộ sinh sống ở miền núi, xa trung tâm, điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ thiết yếu còn khó khăn. Mặt khác, do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác, phát huy đúng mức; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; sự tác động của biến đổi khí hậu… làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ những thực trạng và tính chất đặc thù của địa phương, ngày 18/11/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.

Nghị quyết đã quy định nội dung, định mức, cơ chế thực hiện chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư, tiêu thụ nông sản để hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, định mức đầu tư ứng trước chi phí làm đất được tính theo giá thị trường; khối lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ, tối đa 03ha/hộ/vụ đối với mặt hàng bắp lai và 02ha/hộ/vụ đối với mặt hàng lúa nước. Đồng thời, trợ cước vận chuyển giống, vật tư, hàng hóa đầu tư ứng trước và hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho mặt hàng lúa thương phẩm và bắp lai thương phẩm. Chính sách này nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo chất lượng sản xuất, thực hiện bao tiêu sản phẩm do đồng bào sản xuất ra, hạn chế tình trạng tư thương cho vay lãi nặng, ép giá…

Bên cạnh đó, để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép, thông qua Nghị quyết này, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã quy định nội dung, định mức, cơ chế thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (trừ đối tượng áp dụng chính sách theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng được chi trả từ tiền dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ). Hạn mức khoán trên cơ sở thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng không quá 30ha/hộ; kinh phí khoán bảo vệ rừng năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm, từ năm 2023 trở đi là 300.000 đồng/ha/năm./.

Nguyện Đắc

Tin khác
1 2 3 4 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang