Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ban
hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ngày 18 tháng 5 năm 2021 Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND về Ban
hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Quy chế này gồm 27 Điều quy định nội dung hoạt động phối hợp giữa Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý nhà nước đối với các khu
công nghiệp. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước có hoạt động liên quan đến các Khu công nghiệp. Nội dung phối
hợp bao gồm: Quản lý đầu tư; quản lý sử dụng đất đai, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư; quản lý quy hoạch và xây dựng và phát triển các Khu
công nghiệp; quản lý công nghệ và môi
trường; quản lý và phát triển công nghiệp, thương mại; quản lý lao động; quản
lý Quốc phòng, an ninh, phòng cháy, chữa cháy; quản lý dự án đầu tư; phổ biến
pháp luật; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khó khăn vướng mắc.
Việc phối hợp được thực hiện theo nguyên
tắc Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện cơ chế “một cửa và một
cửa liên thông”; tạo môi trường đầu tư
thuận lợi, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, góp phần thúc đẩy
các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, hiệu quả, bền vững và đúng
quy hoạch. Viêc phối hợp căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, nhằm ̣
đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong quá
trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp. Trong
quá trình phối hợp nhiệm vụ không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm
quyền của mỗi cơ quan tham gia; cách thức phối hợp không cản trở công việc
của nhau. Mọi hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với các
dự án trong Khu công nghiệp thông qua cơ quan đầu mối là Ban Quản lý, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Đối với các vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành
Trung ương, Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý và
đơn vị phối hợp xử lý, trao đổi thông tin về tình hình đầu tư và phát triển Khu
công nghiệp; giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc, khiếu nại, tố cáo;
phát hiện, xử lý các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật của các dự án, người
lao động trong Khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung quy chế còn quy định
trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình phối hợp như: Ban Quản lý khu công
nghiệp là cơ quan đầu mối, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp tổ chức thực hiện
Quy chế này. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương họp xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp hoạt động để triển
khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ, thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với
các Khu công nghiệp.
Đối với các cơ quan
liên quan: Trường hợp các khu công nghiệp nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành
chính cấp huyện trở lên; các sở, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ để giải
quyết các vấn đề liên quan; nhất là trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 và thay thế Quyết định
số 38/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về
ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình
Thuận với các cơ quan, ban ngành, địa phương trong việc quản lý nhà nước
đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lâm Hương