Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” năm 2023
Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp
luật của người dân” năm 2023
Thực hiện Kế
hoạch số 3349/KH-UBND ngày 06/10/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (gọi
tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023; ngày 17/4/2023, Sở Tư
pháp ban hành Kế hoạch số 200/KH-STP triển khai thực hiện Đề án năm 2023.
Kế hoạch đề ra mục tiêu tổ chức triển khai kịp thời, hiệu
quả các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
và trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc bảo đảm, hỗ trợ
người dân tiếp cận pháp luật; hoàn thành việc rà soát,
đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo
đảm đồng bộ, hiệu quả và khả thi; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và
tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao.
Nội dung thực hiện của Kế hoạch bao gồm: Tổ chức truyền thông, phổ biến thường xuyên, liên tục bằng các hình thức phù hợp về vị
trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần
thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của người dân; cung cấp, hướng dẫn các kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp
luật bằng các hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển
đổi số, phương tiện thông tin đại chúng... Nâng cao hiệu quả các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị,
phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân; kiện toàn đội ngũ nhân lực
có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục
pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng, triển khai các chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng; tổ chức bình chọn, tôn vinh, khen thưởng công dân gương
mẫu, người tốt, việc tốt trong xây dựng, bảo vệ, thực hiện pháp luật; thu hút,
biểu dương các sáng kiến hữu ích trong hỗ trợ tiếp cận pháp luật và nâng cao
năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Bên
cạnh đó, Kế hoạch yêu cầu nâng cao năng lực, trách nhiệm của các đơn vị tham
mưu, cụ thể như: Thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tăng
cường hiệu quả cung cấp thông tin theo yêu cầu; thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do UBND
tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì ban hành; tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về trợ
giúp pháp lý cho người dân; khuyến khích thu hút luật sư, luật
gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tham gia hòa giải ở cơ sở;
xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng trong việc
thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân và trách
nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận
pháp luật của người dân.
Trên cơ sở Kế hoạch, các đơn vị thuộc Sở chủ trì, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra và sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; tổng hợp, tham mưu lãnh đạo Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Tư pháp kết quả của Đề án; nghiên cứu, triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
trong các hoạt động cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp
luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông
tin pháp luật của người dân; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này./.
Hải Lam Tường