Một số quy định về thừa kế theo di
chúc
Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình, người
thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Vậy pháp luật quy định thừa
kế theo di chúc như thế nào?
1. Người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.
(Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Hiệu lực của di
chúc
- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau
đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ
chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này
không có hiệu lực.
- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không
còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một
phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực
của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ
bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
(Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015)
3. Di sản dùng vào
việc thờ cúng
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ
định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người
thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ
cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần
di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng.
(Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015)
4. Di tặng
- Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho
người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
- Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân
thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần
được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài
sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần
nghĩa vụ còn lại của người này.
(Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015) Thu
Hồng