Một số quy định về cải tạo phương tiện giao thông đường bộ
12/01/2024
Lượt xem: 448
Một
số quy định về cải tạo phương tiện giao thông đường bộ
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Thông tư số 43/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT và Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm.
Theo Thông tư số 43/2023/TT-BGTVT,
có các trường hợp xe cơ giới có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo, bao gồm: Thay đổi cửa lên xuống khoang hành khách (không bao
gồm thay đổi vị trí và kích thước cửa). Thay đổi một số kết cấu thùng chở hàng
như: bịt kín hoặc thay đổi kết cấu; bọc thêm tôn phần khung mui của xe mui phủ
không làm tăng chiều cao thành thùng hàng; lắp thêm hoặc tháo bỏ nắp chắn bụi
cho thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ. Lắp, thay thế hoặc tháo bỏ nắp che
khoang chở hàng, hành lý của xe ô tô PICKUP nhưng không làm thay đổi kích thước
lòng thùng hàng và kích thước bao của xe. Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời. Thay
thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận hoặc công bố
hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng
phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mà không cần phải gia
công thay đổi kết cấu của xe để bảo đảm việc lắp đặt…
Việc thay đổi của các xe cơ giới mà
không làm thay đổi kiểu loại xe và đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng thì được kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
để được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Thanh
Luân