Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong
giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
Ngày 16/5/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong giải quyết trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (gọi tắt
là Nghị quyết 01). Nghị quyết 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 và
hướng dẫn một số nội dung cơ bản sau đây:
1. Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 2 Nghị quyết 01
hướng dẫn:“Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn
nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được
cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình
chỉ thai nghén.“Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 của
Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vợ
đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi
con dưới 12 tháng tuổi; vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian
dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con; vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà
phải đình chỉ thai nghén.
Chồng
không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12
tháng tính từ ngày vợ sinh con hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này
hoặc ngày đình chỉ thai nghén hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp
vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân
biệt vợ có thai, sinh con với ai. Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con
nuôi.
Trường
hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải
quyết ly hôn của chồng như sau: Chồng của người mang thai hộ không có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi; chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người
mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Về thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 3): “Vợ chồng
cùng yêu cầu ly hôn” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và
gia đình là trường hợp vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn
khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản
khi ly hôn. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản bao gồm cả trường
hợp vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản.
“Việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” quy định tại Điều 55 của
Luật Hôn nhân và gia đình là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định
tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 4 của Nghị
quyết hướng dẫn: “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ,
chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là
vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.
4. Về hạn chế phân chia di sản của vợ, chồng trong
trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 5 của Nghị
quyết hướng dẫn như sau: Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 66
của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 661 của Bộ luật Dân sự là
trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu chia di sản này cho người
thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc
sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất...
5. Về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 7 Nghị quyết
hướng dẫn: Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực
tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho
con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực
tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp
dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con. Tiền
cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do
các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án
quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có
nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng
do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng
tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.
Trường
hợp các bên không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định
phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi
ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình phát sinh kể từ thời điểm cha, mẹ không
sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng
con, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6. Về xác định thẩm quyền giải quyết vụ án về hôn
nhân và gia đình trong một số trường hợp: Điều
9 của Nghị quyết hướng dẫn xác định thẩm quyền giải quyết vụ án về hôn nhân và
gia đình trong một số trường hợp cụ thể sau:
Trường
hợp thứ nhất, vụ án về hôn nhân và gia đình có tranh chấp về bất động sản mà
nơi cư trú, làm việc của bị đơn, nguyên đơn quy định tại điểm a, điểm b
khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự và nơi có bất động sản đang
tranh chấp khác nhau thì thẩm quyền của Tòa án được xác định theo quy định
tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Trường
hợp thứ hai, cha và mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đơn khởi
kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chung đang
sinh sống tại Việt Nam thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo
quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
7. Về giải quyết vụ án ly hôn có bị đơn là người
Việt Nam ở nước ngoài nhưng không rõ địa chỉ (Điều
10): Trong vụ án ly hôn, người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt
Nam ở nước ngoài và nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở
Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì
Tòa án giải quyết như sau:
- Trường hợp qua người thân thích của bị đơn có căn
cứ xác định họ có liên hệ với người thân thích ở trong nước nhưng người thân
thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu
cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì được coi là cố tình giấu địa chỉ.
- Trường hợp Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà
người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không
thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án tiếp tục giải
quyết, xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Sau
khi xét xử, Tòa án gửi cho người thân thích của bị đơn bản sao bản án, quyết
định để họ chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao
bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của
bị đơn và nơi người thân thích của bị đơn cư trú để đương sự có thể thực hiện
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
8. Về án phí trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia
đình: Điều 11 của Nghị
quyết hướng dẫn: Đương sự phải chịu án phí trong vụ án tranh chấp về xác định
cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 26 của Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án,
trừ trường hợp tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Trong
vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình thì cần phân biệt như sau: Trường hợp các bên đương
sự thuận tình ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải
chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); trường
hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương
sự phải chịu 100% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 50% mức án phí quy
định).
Trường
hợp trước khi mở phiên tòa, các bên đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa
thuận được về con chung và tài sản chung mà Tòa án xét xử và ra bản án sơ thẩm
thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn
(mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định)./.
Hải
Lam Tường