Quy định về tham nhũng và những hành vi tham nhũng
Tham nhũng là một hiện
tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triển của nhà nước, nó là biểu
hiện của sự tha hóa của một bộ phận các quan chức được giao cho các quyền về
chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội.
Theo quy định của Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì chủ thể tham nhũng là người có chức vụ,
quyền hạn, là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đạt mục đích chính là
vụ lợi. Người có chức vụ,
quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do
tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; Những người
khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ đó.
Để hiểu rõ thế nào là
hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước thì tại Điều 2 của Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018 quy định 12 hành vi sau:
-
Tham ô tài sản;
- Nhận
hối lộ;
- Lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm
quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả
mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa
hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng
nhiễu vì vụ lợi;
- Không
thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ
lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Ngoài các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng còn quy định các
hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn
trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm 03 hành
vi: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới
hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi./.
Lâm Hương