Quy định về bảo vệ nạn nhân trong công tác phòng, chóng mua bán người
(Nguồn: Luật Phòng, chóng mua bán người ban hành ngày
29/3/2011, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2012)
Điều 29. Giải cứu, bảo vệ nạn nhân
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn
vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện
pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các
biện pháp bảo vệ.
Điều 30. Bảo vệ an toàn
cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích
của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có
nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và
người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân
thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố
tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn
nhân, người thân thích của họ.
Điều 31. Bảo vệ bí mật
thông tin về nạn nhân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông
tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tòa án xem
xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn
nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
Phòng Nghiệp Vụ 3