UBND tỉnh Ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy định nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh Ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy định nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để
xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh
Ngày
04/5/2017, UBND tỉnh ban hành quyết định số 14/2017/QĐ-UBND về quy định nguyên
tắc và đơn giá bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các
công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Sau 04 năm triển khai thực hiện thì một
số nội dung của Quyết định này có sự chồng chéo, mâu thuẫn không còn phù hợp với
tình hình thực tế địa phương, đồng thời có một số danh mục tài sản chưa được
quy định, gây khó khăn trong việc tra cứu áp dụng. Do vậy, để tạo điều kiện cho
các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện bồi thường tra cứu, áp dụng nguyên tắc và
đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng
các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được thuận lợi. Ngày 07/4/2021,
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về Quy định nguyên tắc và đơn giá bồi thường thiệt hại về tài
sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng
các công trình trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận. Theo đó một số nội dung được sửa đổi, bổ sung như sau:
Về đơn giá bồi thường về
tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình:
Đơn giá: Phụ lục số 1 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà
cửa, vật kiến trúc: Đối với địa bàn huyện Phú Quý, đơn giá bồi thường
về nhà cửa, vật kiến trúc được tăng gấp 1,5 lần so với đơn giá nhà cửa, vật kiến
trúc tương ứng tại Phụ lục số 1.
Đối với nhà mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông phía trên lợp
tôn-ngói, nhà mái Thái, mái Nhật, mái Pháp…, giá bồi thường tính
thêm cho phần mái bằng 10% diện tích sàn của tầng mái (đối với nhà
nhiều tầng thì diện tích sàn của tầng áp mái, đối với nhà trệt là diện
tích tầng trệt) nhân với đơn giá nhà cùng cấp tương ứng tại Phụ lục số 1.
Về giá trị thu hồi: Đối với nhà ở, công
trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân: Chủ hộ được tận thu lại các tài sản và được bồi thường theo đơn
giá tại Phụ lục kèm theo quy định này.
Đối với nhà ở, công trình xây dựng khác (không bao gồm vật kiến trúc) của các tổ chức, các doanh nghiệp (không sử dụng nguồn vốn của
ngân sách): các tổ chức, các doanh nghiệp được tận thu lại các tài sản
và được bồi thường theo đơn giá tại Phụ lục kèm theo quy định này, sau khi đã
trừ đi giá trị thu hồi được tính bằng 10% giá trị bồi thường.
Đối với nhà, công trình xây dựng khác do các cơ quan nhà nước quản lý (thuộc nguồn vốn ngân sách): Được bồi thường theo quy định;
đồng thời giao Giám đốc đơn vị quản lý và thanh lý tài sản, bán nộp vào
ngân sách (kể cả tiền bồi thường).
Việc tính trừ giá trị thu hồi chỉ áp dụng đối với trường hợp bị giải
tỏa 100% nhà, công trình. Trường hợp bị cắt xén sẽ không áp dụng theo
quy định trên (không tính trừ giá trị thu hồi tài sản).
Về hỗ trợ mồ mả: Các loại mồ mả, nếu là mộ mới chôn cất dưới 36 tháng (theo giấy chứng tử của chính quyền địa phương) thì ngoài tiền
bồi thường theo đơn giá mồ mả tại Phụ lục số 1 còn được hỗ trợ thêm
5.000.000 đồng/mộ.
Về
đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trái, hoa màu:
- Đối với cây ăn trái lâu năm: Giá chuẩn được áp dụng
đối với cây trong thời kỳ thu hoạch được quy định là loại A; Cây sắp thu hoạch thì được bồi thường bằng 80% giá trị cây loại A; Cây nhỏ mới
trồng thì bồi thường bằng 20% giá trị cây loại A; Cây lão sắp
thanh lý thì bồi thường bằng 30% giá trị cây loại A.
- Đối với cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh: Giá chuẩn được áp
dụng đối với cây lớn sắp thu hoạch (trên 3/4 thời gian) theo chu kỳ sinh trưởng và được tính là loại A; Cây trồng
> 4 năm: Bồi thường bằng 80% giá trị cây loại A; Cây trồng
từ 2 - 4 năm thì bồi thường bằng 50% giá trị cây loại A; Cây nhỏ mới
trồng (dưới 2 năm) thì bồi thường bằng 20% giá trị cây loại A.
Riêng đối với cây keo và bạch đàn được áp dụng: Giá chuẩn được áp
dụng đối với cây lớn từ 5 năm trở lên và được áp
dụng là cây loại A; Cây trồng từ 3-<5 năm: Bồi thường bằng 80% giá trị cây loại A; Cây trồng
từ 2-<3 năm: Bồi thường bằng 50% giá trị cây loại A; Cây nhỏ mới
trồng (dưới 2 năm): Bồi thường bằng 20% giá trị cây
loại A.
Trường hợp, đối với cây rừng trồng các loại do Nhà nước quản lý (thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước) thực hiện đơn giá bồi thường
theo quyđịnh tại Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi bồi thường xong, giao các đơn vị chủ rừng
quản lý và lập thủ tục thanh lý tận thu sản phẩm trên và bán nộp vào ngân
sách theo quy định (kể cả tiền bồi thường).
- Đối với cây hàng năm: Giá chuẩn được áp dụng đối với những diện
tích hoa màu trồng trên 2/3 thời
gian theo chu kỳ sinh trưởng và được tính là loại A; Đối với những
diện tích hoa màu trồng từ 1/3- 2/3 thời gian theo chu kỳ sinh trưởng thì được bồi thường bằng 80% giá trị cây loại A; Đối với những
diện tích hoa màu mới trồng dưới 1/3 thời gian theo chu kỳ sinh trưởng thì được bồi thường bằng 50% giá trị cây loại A; tất cả những
cây trồng trong chậu có thể di chuyển được thì không được bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí di dời.
Riêng đối với cây thuốc lá, thời gian sinh trưởng được quy định: Cây
loại C: Dưới 20 ngày sau khi trồng; Cây loại B:
Trên 20 ngày và dưới 40 ngày sau khi trồng; Cây loại A: trên 40 ngày sau khi trồng.
Về mật độ cây trồng:
- Đối với các loại cây có trên đất từ 04 năm trở xuống tính đến thời điểm thu hồi đất, số lượng cây trồng trên đất được bồi thường theo
thực tế nhưng không vựơt quá mật độ quy chuẩn tối đa theo quy định sau:
Các loại cây Keo lai, Bạch đàn (thuần) 3.333 cây/ha; Cây Phi
lao (thuần loại) 3.000 cây/ha; Cây Cóc hành 1.100 cây/ha; Cây Dầu, Sao, Căm xe, Lim,
Bình linh, Huỳnh đàn, Hương, Cẩm Lai 400 cây/ha; Cây Xà cừ (thuần loại) 625 cây/ha; Cây Xoan
chịu hạn (hỗn giao) 1.333 cây/ha; tỷ lệ hỗn giao 50,50; Cây Xoan
chịu hạn (thuần loại) 1.100 cây/ha; Cây lâm nghiệp hỗn giao với cây lâm nghiệp 1.250 cây/ha; tỷ lệ
hỗn giao 50:50; Cây lâm nghiệp hỗn giao với cây công nghiệp 1.250 cây/ha; tỷ lệ
hỗn giao 50:50; Sầu riêng, Măng cụt 200 cây/ha; Cây Điều
(Đào) 300 cây; Cây Chà là 500 cây/ha; Cây Cao su
555 cây/ha; Dừa, Chanh, Chôm chôm, Bưởi, Mít, Xoài, Nhãn 600 cây/ha; Cây Trôm,
Mãng cầu 800 cây/ha; Táo, Ổi 1.000 cây/ha; Thanh long 1.110 trụ/ha; Cam, Quýt 1.200 cây/ha; Cây chuối
2.000 cây/ha; Nho 2.000 cây/ha; Cây Đu đủ 2.500 cây/ha; Thuốc lá 20.000 cây/ha; Cây Đinh lăng 40.000 cây/ha; Vườn ươm cây trực tiếp trên
đất 20.000
cây/ha.
Tuy
nhiên, đối với các loại cây trồng quy định theo mật độ này được trồng trên 04
năm, tính đến thời điểm thu hồi đất thì số lượng cây trồng trên đất được bồi
thường theo thực tế (không áp dụng mật độ quy chuẩn tối đa).
Bên cạnh
đó, Quyết định này còn quy định điều khoản chuyển tiếp đối với các trường hợp
như: Đối với các dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư thì được điều chỉnh và áp dụng theo quy định này.
Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và đang tổ chức chi trả tiền bồi thường trước ngày Quyết định
này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục áp dụng theo đơn giá bồi thường tài sản tại
Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017, Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND
ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với các dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước
ngày Quyết định này có hiệu lực:
Trường
hợp đã tổ chức chi trả tiền bồi thường theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày
04 tháng 5 năm 2017 và Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng chưa bố trí đất tái định cư (lỗi do Nhà nước)
thì được điều chỉnh đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc theo
Quyết định này.
Trường
hợp chưa tổ chức chi trả tiền (lỗi do Nhà nước vì chưa có vốn) thì được điều
chỉnh và áp dụng theo Quyết định này.
Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2021 và bãi bỏ Quyết
định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
khoản 2 Điều 3 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Lâm
Hương