Tăng mức chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 06/7/2022, Bộ Trưởng Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số 42/2022/TT-BTP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2022; theo đó tăng mức chi đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến
địa phương, cụ thể như sau:
- Chi soạn thảo
đề cương chi tiết dự thảo văn bản: Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân,
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt: Văn bản ban hành mới hoặc
thay thế 1.500.000 đồng/đề cương; Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều 950.000 đồng/đề cương.
- Chi soạn thảo văn bản: Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định
của Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy
ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt: Văn bản ban hành mới hoặc
thay thế 4.800.000 đồng/dự thảo
văn bản; Văn bản sửa đổi, bổ sung một
số điều 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
- Chi soạn thảo các báo cáo phục
vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: (1) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đối với nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh 3.000.000 đồng/tờ trình; (2) Bản tổng hợp, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý: Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo nghị quyết
của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 900.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với văn bản
ban hành mới, thay thế; 600.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến
góp ý đối với văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều; đối với dự thảo các văn bản
còn lại 1.200.000 đồng/bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; (3) Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, thành viên hội đồng thẩm định,
báo cáo tham luận: Đối với đề nghị xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân; dự thảo nghị quyết ban hành mới hoặc thay thế của
Hội đồng nhân dân, quyết định ban hành mới hoặc thay thế của Ủy ban nhân dân,
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt 500.000 đồng/báo cáo; đối với
văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều 300.000 đồng/báo cáo; (4) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp 6.800.000 đồng/báo cáo; báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 5.000.000 đồng/báo cáo; báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ủy
ban nhân dân cấp huyện 1.800.000 đồng/báo cáo; báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề, báo cáo theo
dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất 10.000.000 đồng/báo cáo; báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy
phạm pháp luật 5.000.000 đồng/báo cáo.
- Soạn thảo văn bản góp ý; báo
cáo thẩm định, thẩm tra văn bản của cơ quan thẩm định, thẩm tra: (1) Văn bản góp ý: Đối với đề nghị xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân; dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định
của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 350.000 đồng/văn bản; (2) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra: Đối với đề nghị xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 750.000 đồng/báo cáo; đối với dự thảo thông tư, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 750.000 đồng/báo cáo.
- Chỉnh lý hoàn thiện đề cương
nghiên cứu, các loại báo cáo, tờ trình văn bản, dự thảo văn bản: văn bản của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 300.000 đồng/lần chỉnh lý.
- Chi cho cá nhân tham gia họp,
hội thảo, tọa đàm, hội nghị và họp báo: (1) Tham gia họp, hội thảo, tọa
đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh
giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi,
đánh giá về tình hình thi hành pháp luật: Chủ trì 150.000 đồng/người/cuộc họp; Các thành viên tham dự
100.000 đồng/người/cuộc họp; Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham
dự 1.000.000 đồng/văn bản; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
400.000 đồng/văn bản. (2) Tham dự cuộc họp báo công bố
luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ký
ban hành: Người chủ trì cuộc họp 150.000 đồng/người/cuộc họp; Các thành viên tham dự 70.000 đồng/người/cuộc họp.
- Chi lấy ý kiến tư vấn của
chuyên gia độc lập: Trong trường hợp đề nghị xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật; tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo
chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của
các chuyên gia độc lập thì 1.500.000 đồng/văn bản.
Theo đó, ngày 08/11/2022, Ủy ban
nhân dân tỉnh đã có Công văn số 3776/UBND-TH chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phổ biến các nội dung quy
định tại Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ Tài chính đến các cơ
quan, đơn vị trực thuộc. Đồng thời, giao Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị
quyết số 38/2017/NQ-HĐND ngày 19/12/2017 theo quy định của pháp luật, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/4/2023.
Phương
Đặng