Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) ban hành Nghị quyết về đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội 05 năm (2016-2020) và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 05 năm (2021 – 2025)
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) ban hành Nghị quyết về
đánh giá tình hình
Kinh tế - Xã hội 05 năm (2016-2020) và Kế hoạch phát triển Kinh
tế - Xã hội 05 năm (2021 – 2025)
---------
Ngày
25/11/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã nghe và cho ý kiến Tờ trình số
05-TTr/TU, ngày 24/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Báo cáo số 286/BC-UBND,
ngày 24/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 05 năm
(2016 – 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021 – 2025). Sau
khi nghe báo cáo, ý kiến tham gia của các thành viên dự họp; Tỉnh ủy (khóa XIV)
đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/11/2020, theo đó nội dung Nghị quyết
đã đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm
(2016-2020) và đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2021-2025)
với một số nội dung sau:
Về tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 05 năm (2016-2020): Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh ta có nhiều khó khăn trong
phát triển kinh tế - xã hội, đó là: Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp. Hạ tầng giao thông (nhất là giao thông đối ngoại) chưa đồng
bộ, sự chồng lấn quy hoạch titan với quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác chưa
được tháo gỡ; hạn hán, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp… Song, với sự nỗ lực, cố gắng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh
nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên tình hình các mặt của tỉnh nhìn chung ổn
định, một số ngành, lĩnh vực có sự phát triển tích cực; những kết quả nổi rõ
là:
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá qua từng năm, đặc biệt có sự bứt phá
trong 02 năm (2018 – 2019). Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng bình quân
7,64%/năm, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 07 - 7,5%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực. Thu ngân sách hàng năm tăng khá. Các tiềm năng, lợi thế
của tỉnh được phát huy ngày càng tốt hơn, nhất là về năng lượng, du lịch. Công
nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng cao (bình quân tăng 29,12%/năm),
đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Ngành du lịch trư c
khi xảy ra đại dịch Covid-19 có sự phát triển tốt, lượng du khách và doanh thu
du lịch tăng trưởng cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (lượng khách tăng 45,1%;
doanh thu tăng 109,8%); Khu du lịch quốc gia Mũi Né tiếp tục giữ vững thương
hiệu và uy tín, từng bước trở thành khu du lịch trọng điểm của cả nước. Kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng giao
thông, thủy lợi, hệ thống truyền tải điện. Nguồn nước phục vụ sản xuất được mở
rộng, bổ sung, góp phần chống hạn và thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát
triển. Cây Thanh Long tiếp tục khẳng định là cây trồng lợi thế, mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Kinh tế thủy sản phát triển ổn định, từng bước tạo ra giá trị
gia tăng. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt. Sự nghiệp giáo dục -
đào tạo, y tế, văn hóa - thể thao, thông tin và truyền thông có chuyển biến
tiến bộ; các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được thực hiện tốt; bộ mặt đô
thị và nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội căn bản
được giữ vững. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm, nhất là trên các ngành,
lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Cải cách thủ tục hành chính gắn với
ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, xử lý công việc được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
vẫn còn một số khó khăn, hạn chế; đáng lưu ý là: còn 07/31 chỉ tiêu chủ yếu
chưa đạt kế hoạch đề ra. Một số mặt của tỉnh chậm phát triển, có mặt chưa vững
chắc, khó khăn về giao thông đối ngoại (sân bay, đường cao tốc), chồng lấn quy
hoạch titan,… chậm được tháo gỡ. Tái cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong nội bộ
từng ngành, từng lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Liên kết vùng còn yếu. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư đồng bộ để tạo động lực phát triển; hệ
thống hạ tầng thiết yếu (cấp thoát nước, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ) phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Công
tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, rừng, môi trường, trật tự xây dựng
một số nơi còn lỏng lẻo; việc kiểm tra, xử lý các vi phạm chưa kịp thời, thiếu
cương quyết, để xảy ra sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai ở thành phố
Phan Thiết và một số địa phương, nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Tốc độ phát
triển đô thị còn chậm, một số đô thị chưa phát huy tác động lan tỏa ra các vùng
lân cận. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; sự hài lòng của người dân, doanh
nghiệp đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước còn thấp. Đời sống
của một bộ phận nhân dân, gia đình chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội có nơi, có lúc còn diễn biến phức tạp, nhất là ma túy, tội
phạm hình sự, trọng án, lấn chiếm đất công, ô nhiễm môi trường, nhất là vụ việc
gây mất an ninh, trật tự nghiêm trọng xảy ra tại một số địa phương trong tháng
6/2018 đã làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của tỉnh.
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 05 năm (2021-2025)
Mục tiêu
tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu: Thống nhất mục tiêu tổng quát và các chỉ
tiêu chủ yếu đã được xác định trong Báo cáo số 286/BC-UBND, ngày 24/11/2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh. Các chỉ tiêu này phù hợp với Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Một số nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu: Cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ trọng tâm, các giải
pháp chủ yếu và các khâu đột phá nêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm (2021 - 2025) của Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh
đạo, chỉ đạo sớm ban hành các Nghị quyết chuyên đề để thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo thể chế hóa,
xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, quy định, chương trình, phân
công trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị với lộ trình cụ thể để triển khai
thực hiện đạt hiệu quả cao nhất đối với từng nhiệm vụ trọng tâm, từng khâu đột
phá đã xác định; phấn đấu sớm đạt mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Thuận thành trung
tâm năng lượng và trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia theo Kết
luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị; là tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng lượng và
du lịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV đã đề ra.
Qua đó, Tỉnh
ủy yêu cầu Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, cấp ủy
các địa phương căn cứ Nghị quyết này tổ chức quán triệt và ban hành Kế hoạch cụ
thể để triển khai thực hiện; thường xuyên báo cáo kết quả để Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo./.
Văn
phòng Sở