Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2022
Lượt xem: 2122

Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2022

 

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh  vì nếu gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp phải gánh chịu lớn do quy định pháp luật phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định pháp luật không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành pháp luật không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây tốn kém cho doanh nghiệp, cản trở các doanh nghiệp đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Xác định được vị trí, vai trò quan trọng của việc nâng xếp hạng chỉ số B1, trong năm 2022, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 và đạt được những kết quả nổi bật như:

Chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 367/KH-UBND ngày 09/02/2022 về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Công văn số 1608/UBND-NCKSTTHC ngày 27/5/2022 về triển khai Công văn số 1557/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 16/5/2022 của Bộ Tư pháp. Đồng thời, đã triển khai kịp thời các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Chỉ số PCI), nhất là các chỉ số giảm điểm, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. các sở, ngành đã tham mưu UBND tỉnh cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không cần thiết cho các doanh nghiệp; tạo thuận lợi và giảm gánh nặng đối với các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật

Ngày 30/5/2022, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, đảm bảo tính kịp thời và nâng cao về chất lượng, nội dung văn bản được ban hành; trong đó tập trung hoàn thiện, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản hoặc bãi bỏ văn bản không còn phù hợp, đồng thời ban hành một số chính sách đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật, phát huy hiệu quả điều chỉnh trong thực tiễn.

Trong năm, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 50 văn bản quy phạm pháp luật; trong đó, có 15 Nghị quyết của HĐND tỉnh và 35 Quyết định của UBND tỉnh trên cơ sở đề xuất, tham mưu của các sở, ban, ngành phù hợp với quy định của pháp luật; đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Sở Tư pháp thực hiện thẩm định 65 dự thảo Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh do các sở ngành gửi; trong đó, có 32 dự thảo Nghị quyết, 33 dự thảo Quyết định. Các hồ sơ gửi thẩm định đều đảm bảo thành phần hồ sơ và thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về tổ chức thi hành pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là các văn bản liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (HĐPHPBGDPL) phối với với các cơ quan thành viên của Hội đồng như Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và truyền thông, tham mưu Hội đồng ban hành và triển khai Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật” trên địa bàn tỉnh năm 2022 với đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và Nhân dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, căn cứ nhiệm vụ được giao, thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp

Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về htrợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2020-2025, các sở, ngành, địa phương đã chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; cử nhiều lượt công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo liên quan đến các lĩnh vực, chuyên ngành để nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ tốt trong lĩnh vực công tác, qua đó góp phần nâng cao kỹ năng xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, thực hiện; tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về chế độ thụ hưởng và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cho người làm công tác pháp chế doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật

Các sở, ngành và địa phương đã chủ động chỉ đạo các phòng chuyên môn, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện khi tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác các thủ tục hành chính, các nội dung thực hiện có liên quan đến các lĩnh vực nhìn chung đạt kết quả tốt. Qua đó, việc tiếp nhận và giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp được các cơ quan, đơn vị, địa phương giải quyết kịp thời, xử lý đúng thẩm quyền, đúng quy định.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, các sở, ngành, địa phương đã kịp thời tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 08/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sinh hoạt, công tác; Chỉ thị số 40-CT/TU, ngày 15/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, công chức, đảng viên.

Cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; theo đó, các sở, ngành và địa phương đã ban hành và thực hiện đầy đủ, kịp thời các kế hoạch về công tác cải cách hành chính; đã chủ động tham mưu UBND tỉnh công bố, chuẩn hóa TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, nổi bật như: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 06 quyết định công bố và chuẩn hóa  thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tư, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thực hiện; niêm yết công khai, kịp thời, đầy đủ các quy định về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cụ thể, rõ ràng theo từng lĩnh vực tại Trung tâm hành chính công tỉnh, Trang thông tin điện tử để doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu, tra cứu và cập nhật thông tin.

Triển khai mở rộng cung cấp Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các sở, ngành, địa phương trên Cổng DVC tỉnh; thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; đến nay, tỉnh Bình Thuận đã đầu tư và triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho 17/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (trừ Thanh Tra tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh), 10/10 đơn vị cấp huyện và 124/124 đơn vị cấp xã. Ngày 07/6/2022, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2022. Theo đó, tổng cộng 232 dịch vụ công trực tuyến đã được phê duyệt, gồm: 124 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 108 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Để tiếp tục giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 trong thời gian tới, khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên, tỉnh Bình Thuận đề ra một số giải pháp sau: (1) Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật, đảm bảo sự chính xác, thống nhất, khả thi trong quy định của các văn bản pháp luật và trong thực tiễn thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính khả thi, thống nhất cao, dễ thực hiện. Đây là cơ sở, là tiêu chí quan trọng cho việc thi hành, tuân thủ pháp luật được đảm bảo. (2) Theo dõi chặt chẽ kết quả xử lý, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước tạo phản ánh tích cực trong xã hội. Gắn công tác xây dựng pháp luật với công tác kiểm tra văn bản và kiểm soát thủ tục hành chính. (3)Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.(4) Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số B1; tăng cường công tác truyền thông nhằm tuyên truyền hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật. (5) Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ pháp luật, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, đánh giá các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh để cắt giảm các chi phí tuân thủ pháp luật không hợp lý mà người dân, doanh nghiệp phải gánh chịu. (6) Phát triển, cung cấp hạ tầng băng rộng di động, cố định chất lượng cao trên toàn tỉnh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và yêu cầu về kết nối, chia sẻ và xử lý dữ liệu. Ưu tiên phát triển tại các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, các khu du lich, khu công nghiệp… Phát triển, hoàn thiện hạ tầng truyên dân và công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên cơ sở hạ tầng hiện có, đảm bảo yêu cầu kết nối liên thông, xuyên suốt 3 cấp hành chính (tỉnh, huyện, xã). (7) Chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính năm 2023; tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã cung cấp nhằm triển khai hiệu quả theo chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; triển khai việc thu hộ phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến. (8) Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số đối với các lĩnh vực ưu tiên như: quản lý đô thi; y tế; giáo dục; nông nghiệp; tài nguyên và môi trường; văn hóa, thể thao và du lịch;… triển khai Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Phương Đặng

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang