Bổ sung 8 dự án Luật, Pháp lệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023
Bổ sung 8 dự án Luật, Pháp lệnh vào
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023
Sáng ngày 02/6/2023, tiếp tục chương
trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2023, nhất trí bổ sung vào Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2023 đối với 8 dự án luật, pháp lệnh, với tỷ lệ 90,28 % đại biểu
tham gia biểu quyết tán thành. Đây là 01 trong 03 Nghị quyết dự kiến được Quốc
hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp này, bên cạnh Nghị quyết về việc lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng
nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Quốc hội nhất trí bổ sung
một số dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Cụ thể, trình
Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6
(tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; trình
Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án Luật Công nghiệp
quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
(sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; trình Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Đối với Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2024, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua sẽ trình Quốc hội thông
qua 09 Luật, 01 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), gồm Luật Bảo hiểm
xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh
và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường
bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị quyết của Quốc hội
về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Bên cạnh đó, trình Quốc hội cho ý
kiến 09 dự án luật tại kỳ họp thứ 7, gồm Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công
đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản;
Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật
Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại
kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), sẽ trình Quốc hội thông qua 09 luật đã cho ý kiến
tại kỳ họp thứ 7 và trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án Luật Chuyển đổi giới
tính và Luật Việc làm (sửa đổi).
Quốc hội tán thành với đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện chương trình
xây dựng pháp luật như đã được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội.
Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến
nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 và diễn biến
phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, nhiều vấn đề mới phát sinh
nhưng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức
hữu quan đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, nghiêm túc triển khai thực
hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng
pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số
81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục
có nhiều đổi mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ, tăng tính
pháp quyền, đề cao trách nhiệm với tinh thần lập pháp chủ động, vào cuộc từ
sớm, từ xa; đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua số
lượng lớn luật, pháp lệnh, nghị quyết, hoàn thành toàn bộ chương trình lập pháp
đề ra, bảo đảm đúng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Những kết quả tích cực đạt
được trong công tác lập pháp đã góp phần quan trọng hoàn thiện đồng bộ thể chế
phát triển, tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phục vụ có hiệu
quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập
quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Tuy nhiên, trong công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh còn một số tồn tại, hạn chế cần được khẩn trương khắc phục nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong thời
gian tới./.
Hải Lam
Tường