Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên trực thuộc phòng công chứng gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng
viên trực thuộc phòng công chứng gây ra
Luật Công chứng năm 2014 quy định hai hình
thức hành nghề công chứng: Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng.
Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên (CCV)
gây ra, nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng, tổ
chức, cá nhân khác bị xâm phạm bởi hành vi công chứng của CCV gây ra.
Các quy định này còn nhằm mục đích để CCV ý
thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng lạm quyền để công
chứng sai, không đúng sự thật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân...
Việc bồi thường của CCV được quy định tại Điều
38 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 20, Điều 21 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP,
cụ thể:
“Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt
động công chứng
1.
Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công
chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người
phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2.
Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại
phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả
khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết.”
Vấn
đề được đặt ra là trách nhiệm bồi thường của công chứng viên hành nghề tại các Phòng công chứng
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp liệu
có áp dụng quy định trên không hay còn căn cứ vào các quy định khác.
Căn cứ vào các quy định
hiện hành của Luật
Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 (sau đây viết tắt là Luật CBCC 2008), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Quốc hội; được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì các
công chứng viên này là viên chức hoặc công chức, có hai trường hợp sẽ xảy ra:
- Đối với trường hợp CCV là viên chức: Nếu gây
thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường và hoàn trả lại cho đơn vị sự
nghiệp công lập khoản tiền mà đơn vị này đã bồi thường cho người bị thiệt hại
do hành vi có lỗi gây thiệt hại cho người khác trong quá trình tác nghiệp. Quy
định trên được cụ thể hóa tại chương III Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày
06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả của viên chức, trong đó xác định các trường hợp xử lý trách
nhiệm bồi thường hoàn trả.
- Đối với trường hợp CCV là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự
nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức số 22/2008/QH12 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà
không còn là công chức theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 84 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức
vụ đang đảm nhiệm. Như vậy, bồi thường thiệt hại do CCV là công chức gây ra trong hoạt động
công chứng thì phải áp dụng những quy định trong Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước năm 2017 (sau đây viết tắt là Luật TNBTNN 2017). Theo quy định tại
Điều 7 Luật TNBTNN 2017, nếu CCV là công chức gây thiệt hại thì chỉ cần xác
định có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi trái pháp luật của CCV gây ra và có
văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật này của CCV.
Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do CCV gây ra, nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của người yêu cầu
công chứng, tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm bởi hành vi công chứng của CCV
gây ra. Ngoài ra, các quy định này còn nhằm mục đích để CCV ý thức được trách
nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng lạm quyền để công chứng sai, không
đúng sự thật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân.../.
HẢI LƯU