Những nội dung cơ bản của của Luật Cảnh sát cơ động
Lượt xem: 1719

Những nội dung cơ bản của của Luật Cảnh sát cơ động

 

Ngày 14/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Cảnh sát cơ động năm 2022 (Luật số 04/2022/QH15), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023. Luật gồm 05 chương, 33 điều. So với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Luật Cảnh sát cơ động giữ nguyên số chương, tăng 09 điều. Theo đó, Luật Cảnh sát cơ động được bố cục như sau:

1. Chương I (Quy định chung): Gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8), quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động; nguyên tắc hoạt động của Cảnh sát cơ động; xây dựng Cảnh sát cơ động; Ngày truyền thống Cảnh sát cơ động; hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động và các hành vi bị nghiêm cấm. Chương này tập trung làm rõ một số vấn đề quan trọng như: Vị trí, chức năng; nguyên tắc hoạt động và hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động nhằm tạo hành lang pháp lý cho Cảnh sát cơ động trong thực hiện nhiệm vụ.

2. Chương II (Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động): Gồm 13 điều (từ Điều 9 đến Điều 21), quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động; quyền hạn của Cảnh sát cơ động; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin; biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự; hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động; nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh; điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ; phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.

3. Chương III (Bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động): Gồm 06 điều (từ Điều 22 đến Điều 27), quy định về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho Cảnh sát cơ động; trang bị của Cảnh sát cơ động; trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động; chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động.

4. Chương IV (Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Cảnh sát cơ động): Gồm 05 điều (từ Điều 28 đến Điều 32), quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động.

5. Chương V (Điều khoản thi hành): Gồm 01 điều (Điều 33), quy định về hiệu lực thi hành./.

Hải Lam Tường

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang