(Nguồn: Bộ Luật Lao động năm 2019)
Điều 63. Tổ chức đối
thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại
tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý
kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người
lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các
bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng
tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử
dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít
nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu
cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ
việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và
khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến
khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao
động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ
quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi
làm việc.
Điều 64. Nội
dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung
đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội
dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung
sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình
sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực
hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và
cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện
làm việc;
d) Yêu cầu
của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao
động;
đ) Yêu cầu
của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao
động;
e) Nội dung
khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Phòng nghiệp Vụ 3