Ủy quyền lại và đơn phương chấp dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
15/05/2023
Lượt xem: 3921
(Nguồn: Bộ Luật Dân sự ngày 21/11/2015, có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/01/2017)
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường
hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục
đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không
thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy
quyền ban đầu.
Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho
bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và
bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể
chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được
ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc
bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người
thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc
hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù
lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy
quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Phòng Nghiệp Vụ 3