Triển khai thực hiện Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 01/11/2022 của Bộ Tư pháp về quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 1027

Triển khai thực hiện Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 01/11/2022 của Bộ Tư pháp về quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh

 

Ngày 23/11/2022, Sở Tư pháp ban hành Công văn số 1940/STP-NV2 về việc triển khai Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 01/11/2022 của Bộ Tư pháp về quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đến các Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại để nghiên cứu và thực hiện; đồng thời, yêu cầu các Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại thực hiện một số nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động, uy tín, trách nhiệm nghề nghiệp, góp phần củng cố vị trí, vai trò của nghề Thừa phát lại trong xã hội, cụ thể như sau:

Đối với các Văn phòng Thừa phát lại:

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động thừa phát lại theo quy định Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Yêu cầu Trưởng Văn phòng triển khai toàn bộ nội dung Thông tư số 08/2022/TT-BTP ngày 01/11/2022 của Bộ Tư pháp về quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại đến Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình; đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các quy định pháp luật về Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.

- Thực hiện các giải pháp tuyên truyền, phổ biến để người dân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu biết hơn về hoạt động thừa phát lại, từ đó đồng thuận, ủng hộ, tin tưởng và sử dụng dịch vụ Thừa phát lại của Văn phòng mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và các hoạt động tố tụng.

- Khi tiếp nhận giải quyết hồ sơ liên quan đến lĩnh vực thừa phát lại, đặc biệt là tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng, đề nghị Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu hiểu rõ về giá trị pháp lý của vi bằng; không vì mục đích tăng số lượng vi bằng để tăng doanh thu cho Văn phòng mà cần phải quan tâm, chú trọng đến hiệu quả, chất lượng của vi bằng; tuân thủ đúng quy định pháp luật về những trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng; ttrường hợp nếu thấy sự kiện, hành vi yêu cầu lập không đúng thẩm quyền thì từ chối và hướng dẫn người yêu cầu thực hiện theo đúng quy định Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Đối với các Thừa phát lại:

- Thực hiện nghiêm những quy tắc chung của đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại về việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội; bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật; tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp; rèn luyện, tu dưỡng bản thân; bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc.

- Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử trong quan hệ của thừa phát lại với người yêu cầu; với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; với cơ quan thi hành án dân sự, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Đặc biệt lưu ý những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với người yêu cầu như sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người yêu cầu; nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng hoặc từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện yêu cầu; nhận thực hiện yêu cầu trong trường hợp mục đích và nội dung của yêu cầu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại; lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền, lợi ích của chính mình với người yêu cầu, những người thân thích của mình,…

- Yêu cầu các Thừa phát lại khi lập Vi bằng phải tuân thủ các quy định về hình thức và nội dung của vi bằng theo Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; bên cạnh đó, yêu cầu Thừa phát lại khi lập vi bằng cần lưu ý một số nội dung mà Sở Tư pháp đã quán triệt tại Công văn số 1071/STP-NV2 ngày 09/7/2020 về việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại.

Theo đó, trường hợp Sở Tư pháp phát hiện hoặc có căn cứ chứng minh Thừa phát lại thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, bị miễn nhiệm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

Phương Hà

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang