Sở Tư pháp Bình Thuận ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024
Sở Tư pháp Bình Thuận ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm
2024
Thực hiện Kế hoạch số 899/KH-BCĐ ngày
14/3/2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh về phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội về
thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế
hoạch số 155/KH-STP ngày 22/3/2024 triển khai thực hiện công tác phòng, chống
tội phạm năm 2024. Mục đích nhằm tổ
chức quán
triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, có
hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo
138/CP Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tội
phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Kế hoạch đề ra yêu cầu: Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu
trong công tác phòng, chống tội phạm; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về
trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong chỉ đạo và thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội
của đơn vị mình; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị,
địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm. Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển
khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 13-KL/TW
ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Kết luận số 15-KL/TW ngày 30/9/2021
của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015
của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Kết luận số 44-KL/TW ngày
22/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW
ngày 22/12/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết
số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống
tội phạm và vi phạm pháp luật; các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo
thực hiện công tác phòng, chống tội phạm.
Những nội dung chính triển khai thực hiện:
1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống
tội phạm:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác
phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan
trọng, thường xuyên và lâu dài, thực hiện mọi nơi, mọi lúc, có trọng tâm, trọng
điểm gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò
lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng
viên; sự chỉ đạo, điều hành trong công tác
phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Xử lý nghiêm trách
nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm tăng, phức tạp, lộng hành, kéo
dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để gây bức xúc trong
Nhân dân.
2. Đẩy mạnh
công tác phòng ngừa tội phạm:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, thực hiện
hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, chú trọng tuyên
truyền phòng ngừa tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng
cao nhận thức cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong công tác phòng
ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm;
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phòng, chống mua bán người,
mua bán trẻ em lồng ghép trong các hoạt động trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi,
đăng ký hộ tịch, quốc tịch.
2.1. Công tác phòng ngừa xã hội
- Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, làm tốt công
tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm để phòng ngừa, không để tội phạm có cơ hội lợi dụng hoạt động, Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phòng, chống
mua bán người, mua bán trẻ em, chú trọng lồng ghép trong các hoạt động trợ giúp
pháp lý, nhận con nuôi, đăng ký hộ tịch, quốc tịch.
- Không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành
“điểm nóng” về an ninh, trật tự, góp phần làm giảm các loại tội phạm do nguyên
nhân xã hội, gắn với các phong trào, cuộc vận động khác. Tập trung xây dựng và
nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Có biện pháp bảo vệ người tố giác
tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời động viên, khen thưởng các tổ
chức, cá nhân có thành tích xuất sắc và các mô hình hiệu quả trong công tác
phòng, chống tội phạm.
2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm hành chính, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý nhà nước nhằm tăng
cường phòng ngừa nghiệp vụ trong công tác phòng, chống tội phạm.
3. Tiếp tục nghiên cứu, góp ý, đề xuất xây dựng và hoàn thiện các văn
bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống tội phạm
trên các lĩnh vực, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót không để đối tượng
lợi dụng hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật. Trọng tâm là các văn bản pháp
luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Kịp thời
tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các văn bản luật và các văn bản
hướng dẫn các luật đã được Quốc hội thông qua.
4. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 07/KH-BCHQS-PBH ngày 28/01/2015 của BCH
Quân sự Sở, Công an phường Bình Hưng và BCHQS phường Bình Hưng về phối hợp giữa
Tự vệ và Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn phường Bình Hưng.
5. Xây dựng Chi bộ, đoàn thể trong sạch, vững mạnh và hoạt động hiệu
quả; xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa; kịp thời biểu dương, khen thưởng các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh PCTP.
Đào Thuận