Sở Tư pháp ban hành kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023
Sở Tư pháp ban hành kế hoạch thực hiện quy chế
dân chủ cơ sở năm 2023
Thực hiện Chương trình số 06-CTr/BCĐ ngày 30/01/2023 của Ban Chỉ đạo
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh về Chương trình hoạt động năm 2023; Thông báo số
08-TB/BCĐ ngày 30/01/2023 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
tỉnh về việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh; Công văn số 1414-CV/ĐUK ngày
07/02/2023 của Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh về việc triển khai lãnh
đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023. Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số
90/KH-STP ngày 28/02/2023 về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2023. Mục đích
nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu, vai trò của các đoàn
thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) trong thực hiện QCDC, gắn với nhiệm vụ chuyên
môn, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối, tác phong làm việc của đội
ngũ công chức, viên chức và người lao động nắm được các văn bản chỉ đạo của
Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tại cơ
quan.
Các nội dung chính triển khai thực hiện:
1. Phổ biến, quá triệt các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện
QCDC ở cơ sở
Tiếp tục quán
triệt, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản về thực hiện QCDC ở cơ sở đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Sở về thực
hiện QCDC; thực hiện nghiêm túc các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện
QCDC; đồng thời rà soát các quy định,
quy chế có liên quan đến chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; trọng tâm là
Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (khi có hiệu lực) gắn với triển khai thực hiện
tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023
và các văn bản chỉ đạo mới của Trung ương, của tỉnh.
2. Thực hiện QCDC trong quan hệ, giải
quyết công việc với cơ quan, tổ chức và công dân
- Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng
cao các chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục
triển khai thực hiện tốt các kế hoạch về chính quyền điện tử, chuyển đổi số,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung thực hiện tốt công tác cải cách
thủ tục hành chính nhất là rút ngắn quy trình, giảm giấy tờ hành chính gây cản
trở, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt Kế hoạch số 591/KH-STP ngày 29/10/2021 và Kế hoạch số 25/KH-STP
ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Sở Tư pháp thực hiện công tác cải cách hành chính
năm 2023; phát huy vai trò trách nhiệm người
đứng đầu trong xây dựng và thực hiện dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định số
61/2018/NĐ-CP và Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh.
Thực hiện nghiêm việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp trễ hẹn
trong giải quyết thủ tục hành chính do Sở giải quyết.
- Đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền gắn với thực hiện tốt Quy chế cung cấp thông
tin cho công dân (ban hành kèm theo Quyết
định số 114/QĐ-STP ngày 30/8/2018 của Sở Tư pháp) để nhân dân tiếp cận
thông tin, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống
của người dân, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực
hiện tốt quyền dân chủ theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan;
trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định.
- Thực hiện
tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tập trung
chỉ
đạo rà soát, giải quyết kịp thời 100% đơn
thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân thuộc phạm vi, thẩm
quyền của Sở Tư pháp, dứt điểm, đúng quy định, hạn chế phát sinh điểm nóng, khiếu
kiện đông người, vượt cấp, kéo dài; tổ chức tốt hoạt động đối thoại trực tiếp
giữa người đứng đầu cơ quan với công chức, viên chức và người lao động; tổ chức
tiếp công dân đầy đủ, đúng quy định.
4. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
- Thực hiện
tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu theo quy định tại Điều 4, Nghị định
số 04/2015/NĐ-CP; các văn bản hướng dẫn thi hành
và nội quy, quy chế cơ quan.
5. Nâng cao trách nhiệm của công chức, viên
chức và người lao động
Toàn thể công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm nội quy,
quy chế làm việc của cơ quan; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện
tốt các quy định về nghĩa vụ, đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng
xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo
quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc phê bình và tự phê bình; thẳng
thắn góp ý để xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.
- Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã
hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và
Quyết định số 218/QĐ/TW ngày 12/12/2013 của BCH Trung ương ban hành quy chế
giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính
trị - xã hội.
- Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
7. Tổ chức Hội nghị công chức, viên
chức và người lao động năm 2022
Tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và người lao động năm với nội dung
chương trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và nội quy quy chế cơ
quan.
Đào
Thuận