Một số vấn đề lưu ý trong việc sử dụng văn bản làm căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật (qppl)
30/11/2022
Lượt xem: 4471
Một số vấn đề lưu ý trong
việc sử dụng văn bản làm căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật (qppl)
Trong thời gian
qua,
công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của HĐND, UBND
các cấp trên địa bàn tỉnh đang dần đi vào nề nếp, bảo đảm thực hiện đúng trình
tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy
nhiên, qua kết quả thực hiện công tác kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền của
Sở Tư pháp cho thấy vẫn còn một số ít văn bản QPPL (ở cấp huyện) ban hành vẫn
còn có những thiếu sót nhất định, trong đó chủ yếu những sai sót ở phần căn cứ
ban hành văn bản QPPPL, một
số sai sót thường gặp đó là:
- Sử dụng văn bản hành chính
cá biệt làm căn cứ, như: quyết định hành chính, công văn hành chính,
kế hoạch, nghị quyết của Đảng…
- Sử dụng văn bản QPPL có giá
trị pháp lý ngang bằng hoặc thấp hơn văn bản QPPL được ban hành. Ví dụ:
quyết định QPPL của UBND cấp huyện căn cứ vào quyết định của UBND
cấp huyện; nghị quyết QPPL của HĐND cấp huyện căn cứ vào quyết định
QPPL của UBND cấp huyện.
- Sử dụng văn bản QPPL không liên
quan trực tiếp đến đối tượng, phạm vi điều
chỉnh, nội dung của văn bản ban hành làm căn cứ. Ví dụ: quyết định của
UBND huyện A ban hành quy định về quản lý đất đai lại căn cứ vào
quyết định của UBND tỉnh về ban hành quy định về quản lý hoạt động
văn hóa.
Để tránh những sai sót nêu trên, trong
quá trình soạn thảo văn bản QPPL, cơ
quan soạn thảo cần nghiên cứu, nắm chắc và thực hiện đúng quy định quy định của
pháp luật hiện hành về căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản QPPL. Cụ thể,
tại Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định: “Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa
có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được
ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền,
chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.”./.
Danh Dũng