Xác định tính pháp lý của Giấy khai sinh
04/06/2024
Lượt xem: 186
Xác định tính pháp lý của Giấy khai sinh
Ngày 17/5/2024, Sở Tư
pháp nhận được Công văn số 2669/CAT-PC06 ngày 17/5/2024 của Công an tỉnh Bình
Thuận về việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định tính pháp lý về thông tin giấy tờ hộ
tịch của ông L.V.T và ông L.T.L do báo trùng thông tin sinh trắc học (trùng vân
tay và ảnh mặt với ông L.T.L ở Bình Định) khi đề nghị cấp CCCD tại Bình Thuận.
Sau khi xem xét Công văn
nói trên, giấy tờ tài liệu do cơ quan Công an cung cấp và đối chiếu các văn bản
quy phạm pháp luật về hộ tịch có liên quan, Sở Tư pháp có ý kiến trả lời như
sau:
Theo khoản 4 Điều 5 Luật
Hộ tịch năm 2014, quy định: “Mỗi sự kiện
hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy
định của Luật này”.
Việc Giấy khai sinh đăng
ký và cấp hợp lệ đầu tiên theo đúng quy định pháp luật thì được xem là giấy tờ
hộ tịch gốc của cá nhân, là căn cứ để điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ khác của công
dân trong trường hợp thông tin trên hồ sơ, giấy tờ đó khác với nội dung trong
Giấy khai sinh.
Trường hợp của ông L.V.T
và ông L.T.L được xác định là 01 người (vì trùng vân tay và ảnh mặt), nhưng đã
đăng ký khai sinh tại 02 cơ quan đăng ký hộ tịch khác nhau (UBND xã P, huyện H,
tỉnh Bình Định và UBND phường M, huyện T, tỉnh Bình Thuận) là không phù hợp với
quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ có Giấy khai sinh của UBND xã P, huyện H,
tỉnh Bình Định cấp là có tính pháp lý và hợp lệ. Đối với Giấy khai sinh được UBND
phường M, huyện T, tỉnh Bình Thuận cấp sau, thì UBND huyện T kiểm tra, xác minh
và thực hiện thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do cấp trái quy định của Luật Hộ
tịch (nếu có)./.
Châu Hân