Thẩm định dự thảo Quyết định quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương để xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Thẩm định dự thảo Quyết định quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương để
xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch
vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận
Theo đề nghị
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2546/SNV-BTĐKT ngày
20/3/2024; trên
cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự thảo, căn cứ các quy định pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định
số 67/BC-STP ngày 05/4/2024 về dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân
tỉnh quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương để
xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch
vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, Sở
Tư pháp nhận thấy thẩm quyền ban hành Quyết định phù hợp với nội dung, phạm vi
Ủy ban nhân dân tỉnh được giao quy định chi tiết theo điểm d khoản
4 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 06/11/2019
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền
lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện; phù hợp
với thẩm quyền
ban hành văn bản quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015.
Nội
dung dự thảo Quyết định cơ bản phù hợp với các quy định tại Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc
đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà 2 nước từ nguồn
kinh phí chi thường xuyên; Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 06/11/2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bên
cạnh đó, để đảm bảo
tính chặt chẽ, phù hợp của dự thảo với các quy định hiện hành của cấp trên và
tình hình thực tế của địa phương, Sở Tư
pháp có một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên
cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo hoặc giải trình, cụ thể:
-
Đề nghị xem lại sự cần thiết quy định nội dung “Khi xác định mức lương theo tháng của chức danh, công việc
trong từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản
phẩm, dịch vụ công theo hệ số Hđc, đối với chức danh, công việc có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do
Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối
thiểu vùng” tại cuối Điều 2 dự thảo vì Thông tư số 17/2019/TTBLĐTBXH
đã có quy định để xử lý trường hợp khi mức lương tháng thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng do Chính phủ quy định (cuối điểm d khoản 4 Điều
4). Ngoài ra, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (Hđc) chỉ là một thành phần của công thức để tính ra mức lương
tháng, trong thực tế không chỉ căn cứ vào hệ số
này để tính mức lương tháng. Vì vậy, việc quy định nội dung như trên là không cần thiết và không phù hợp quy định.
-
Tại khoản 1 Điều 2 của dự thảo quy định: “Sản phẩm, dịch vụ công sử dụng
kinh phí nhà nước do doanh nghiệp thực hiện phát sinh trên địa bàn vùng nào thì
áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (Hđc) của vùng đó”. Tuy nhiên, Trong
thực tế có thể phát sinh trường hợp sản phẩm, dịch vụ công do một doanh nghiệp
thực hiện được phát sinh trên địa bàn 2 hoặc 3 vùng. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn
thảo nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc xác định hệ số đối với các trường hợp này.
Ngoài ra, Sở
Tư pháp cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xây dựng Tờ trình đảm bảo về
bố cục, nội dung theo quy định và chỉnh sửa các sai sót về kỹ thuật trình bày
cho phù hợp với quy định tại Nghị
định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020)./.
Kim Chuyên