Giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại tỉnh Bình Thuận
Lượt xem: 272

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại tỉnh Bình Thuận

 

Thực hiện Công văn số 3693/BTP-CLKHPL ngày 15/8/2023 của Bộ Tư pháp về việc xây dựng báo cáo chuyên đề về nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 3178/UBND-NCKSTTHC ngày 23/8/2023 về việc triển khai thực hiện Công văn số 3693/BTP-CLKHPL của Bộ Tư pháp; ngày 08/9/2023 Sở Tư pháp đã ban hành Báo cáo số 192/BC-STP về thực trạng nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại tỉnh Bình Thuận.

Theo đó, Báo cáo đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại tỉnh Bình Thuận. Báo cáo cũng đã dự báo bối cảnh, nhu cầu, định hướng phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2023 và định hướng đến 2045. Cụ thể:

Trong bối cảnh Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đang lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng; sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực…, việc phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật ngày càng được quan tâm củng cố cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác này.

Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được xác định là giải pháp quan trọng trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cần quan tâm thực hiện việc bố trí đủ và đúng người làm công tác pháp chế theo quy định; tạo mọi điều kiện để tổ chức pháp chế, công chức chuyên trách hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Thường xuyên theo dõi, kiện toàn đảm bảo mỗi cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có 01 công chức chuyên trách về pháp chế, mỗi phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã có 01 cán bộ, công chức tham mưu công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo mỗi công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL đủ trình độ học vấn, về kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng khác. Đến năm 2025, đề xuất xây dựng văn bản quy định về chính sách hỗ trợ thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật.

 

Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật: (1) Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nhận thức rõ vai trò trọng yếu của công tác tham mưu, xem đó là điều kiện tiên quyết và trong hoạt động của mình, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để tạo điều kiện, cơ chế, chính sách, nhằm hạn chế tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực, qua đó nâng cao chất lượng công tác tham mưu xây dựng pháp luật hiện nay. (2) Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí, chức danh trong bộ máy các cơ quan, đơn vị, địa phương, xác định rõ tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ, ngành nghề đào tạo (như trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ...), kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, độ tuổi... phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, đơn vị làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí,...cán bộ, công chức một cách khoa học, hợp lý. (3) Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cần đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm tuyển chọn được người giỏi vào làm việc trong các cơ quan đảng. Thực hiện tốt chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. (4) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng các mặt còn yếu như tin học, ngoại ngữ. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; giảm thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành. (5) Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đánh giá cán bộ, công chức, nhằm bảo đảm tính công bằng, khách quan. Nội dung đánh giá cần chú trọng ba vấn đề cơ bản đó là: mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; phẩm chất chính trị, đạo đức; tiềm năng phát triển của cán bộ, công chức.

Tại Báo cáo, Sở Tư pháp cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế; các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác, làm việc và cống hiến./.

Phương Đặng

Tin khác
1 2 3 4 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang