Các Phòng ban chuyên môn
Lượt xem: 5774
 

1. Văn phòng Sở

 

Văn phòng Sở tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;

2. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác các tổ chức, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và Đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh;

3. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND tỉnh;

4. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp;

5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật;

6. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và cải cách TTHC đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

7. Phối hợp với các Phòng, Đơn vị thuộc Sở tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiểm tra công tác Tư pháp;

 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.

 

2. Thanh tra Sở

     

Thanh tra Sở tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh;

3. Thực hiện việc tiếp dân theo quy định của pháp luật;

4. Thực hiện nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.

 

3. Phòng nghiệp vụ 1

  
 

Phòng nghiệp vụ 1 tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý Nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; Kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác pháp chế, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

          1. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

         a) Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp.

          b) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp.

         c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

         d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.

         đ) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật.

         e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên ở địa phương để bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản quy định chi tiết.

         2. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

         a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

         b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, xử lý văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

         c) Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân, các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

         d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật tại khoản này theo quy định pháp luật.

         3. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

         a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật.

         b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

         c) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

         4. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

         a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn.

         b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

         c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

         d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

         5. Về công tác pháp chế:

         a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành.

         b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

         c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

         d) Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương.

         đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

         6. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.

         7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và theo quy định của pháp luật.”

4. Phòng nghiệp vụ 2

  
 

Phòng nghiệp vụ 2 tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, thừa phát lại; có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch tại địa phương; xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật;

2. Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và công tác chứng thực khác theo quy định của pháp luật;

3. Giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh;

4. Thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh giải quyết các việc về nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật; đề nghị UBND tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ, những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

5. Thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; xác nhận có quốc tịch Việt Nam; xin cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam; thông báo có quốc tịch Việt Nam; quản lý và lưu trữ hồ sơ về quốc tịch theo quy định của pháp luật;

6. Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp (LLTP) tại địa phương theo quy định của pháp luật;

7. Tiếp nhận, xử lý thông tin LLTP do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm LLTP quốc gia cung cấp; cung cấp LLTP, thông tin bổ sung cho Trung tâm LLTP quốc gia; cung cấp thông tin LLTP cho Sở Tư pháp khác;

8. Lập LLTP, cập nhật thông tin LLTP bổ sung theo quy định;

9. Cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền;

10. Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện;

11. Đề xuất, trình UBND tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;

12. Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính;

13. Thực hiện kiểm tra định kỳ về đăng ký giao dịch bảo đảm các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương theo quy định của pháp luật;

14. Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương;

15. Về trợ giúp pháp lý (TGPL)

a) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước; hoạt động tham gia TGPL của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm Tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng cấp tỉnh;

c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên TGPL; cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia TGPL của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật.

16. Về luật sư và tư vấn pháp luật

a) Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương;

b) Thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;

c) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Trung tâm tư vấn pháp luật; cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật;

d) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;

đ) Lập danh sách, theo dõi người đăng ký hành nghề tại Đoàn luật sư tại địa phương.

17. Về công chứng

a) Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại địa phương;

b) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên (CCV); Quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với CCV;

c) Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng Công chứng và cho phép thành lập, thay đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng và thu hồi quyết định thành lập Văn phòng công chứng (VPCC) theo quy định;

d) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của VPCC; Ghi nhận thay đổi danh sách CCV là thành viên hợp danh của VPCC; Xem xét, thông báo bằng văn bản cho VPCC về việc đăng ký danh sách CCV làm việc theo chế độ hợp đồng;

đ) Xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về công chứng theo quy định.

18. Về giám định tư pháp (GĐTP)

a) Trình UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập Văn phòng GĐTP; chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng GĐTP;

b) Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng GĐTP; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám định viên tư pháp ở địa phương;

c) Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động GĐTP ở địa phương; đề xuất các giải pháp bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ người GĐTP theo yêu cầu của hoạt động tố tụng tại địa phương;

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động của Văn phòng GĐTP theo quy định của pháp luật.

19. Về đấu giá tài sản:

a) Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển các tổ chức đấu giá ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức  và đội ngũ người đấu giá ở địa phương;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ đấu giá tài sản cho các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn.

20. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.

21. Giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

22. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.

23. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương, cụ thể:

a) Đăng ký hành nghề, công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương;

b) Kiểm tra và xử lý vi phạm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương theo thẩm quyền;

c) Tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; xóa tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

d) Rà soát, tham mưu Sở đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên  đối với các trường hợp thuộc diện thu hồi theo quy định;

đ) Rà soát, thống kê, báo cáo số liệu và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại địa phương định kỳ hàng năm và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

 2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.

5. Phòng nghiệp vụ 3

Phòng nghiệp vụ 3 tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý Nhà nước về: Phổ biến, giáo dục pháp luật; Hòa giải ở cơ sở; Chuẩn tiếp cận pháp luật; Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhcó trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

           1. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

         a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi các chương trình, kế hoạch, đề án được ban hành.

         b) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan; tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn.

         c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh.

         d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật trên địa bàn theo quy định pháp luật.

         đ) Theo dõi, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và các cơ quan, đơn vị khác theo quy định pháp luật.

         e) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại địa phương theo quy định pháp luật.

         2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật.

         3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

         4. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

         a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định pháp luật.

         b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

         c) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

         5. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.

         6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở và theo quy định của pháp luật.”

      Các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp bao gồm: Phòng Công chứng số 1; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

        
 


Đinh Phi Pha
Tin khác
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang