Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề luật sư
Lượt xem: 2609

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề luật sư

 

Vừa qua, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1676/STP-NV2 về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề luật sư gửi Đoàn Luật sư tỉnh và các tổ chức hành nghề luật sư, với mục đích hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, cá nhân đảm bảo việc hành nghề luật sư theo đúng quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Qua theo dõi từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh có 34 trường hợp đã được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Hiện nay, có 29 tổ chức hành nghề luật sư với 59 luật sư đang hoạt động hành nghề. Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra, kiểm tra, Sở Tư pháp thấy rằng, có luật sư sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ tham gia làm việc với tổ chức hành nghề luật sư bằng “Hợp đồng cộng tác”, không được đơn vị đóng bảo hiểm xã hội và thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư theo quy định; có trường hợp luật sư là thành viên của Đoàn Luật sư tỉnh nhưng lại tham gia hành nghề tại các tỉnh khác. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư.

Từ thực tế đó, với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động này, Sở Tư pháp đã đề nghị Đoàn luật sư tỉnh cũng như các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện các nội dung sau đây:

- Đối với Đoàn Luật sư tỉnh: Căn cứ nhiệm vụ quản lý luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sưĐiều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, có trách nhiệm hướng dẫn các luật sư sau khi gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh thực hiện việc đăng ký hành nghề theo đúng quy định; rà soát các luật sư là thành viên thuộc trường hợp “Thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư” theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư, gửi Sở Tư pháp để lập hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định; thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư; giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát luật sư là thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; xử lý kỷ luật đối với luật sư theo quy định tại Điều 61 Luật Luật sư.

Bên cạnh đó, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cần quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư; chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên mới, nhất là các luật sư trẻ của Đoàn luật sư. Phát huy vai trò nòng cốt, tiền phong gương mẫu của các luật sư là đảng viên trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường các hình thức giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt nhằm nâng cao chất lượng, hình ảnh và vị thế của luật sư cũng như thể hiện vai trò kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của Đoàn Luật sư tỉnh và Sở Tư pháp trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư. Thực hiện các nội dung báo cáo về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Đối với các tổ chức hành nghề luật sư: Khi tiếp nhận luật sư làm việc phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời thực hiện mua bảo him trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định tại Điều 40 Luật Luật sư.  Khi ký kết hợp đồng lao động với luật sư, đề nghị gửi thông báo về Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư tỉnh để quản lý, theo dõi theo quy định; Tăng cường các biện pháp để theo dõi, quản lý đối với các luật sư đang tham gia hành nghề tại tổ chức mình. Thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tích cực giới thiệu các luật sư trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm để Chi bộ Đoàn luật sư tạo nguồn, kết nạp đảng viên mới.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Luật sư, luật sư sau khi gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh có thể lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau: đăng ký hành nghề tại một tổ chức hành nghề luật sư nơi Đoàn Luật sư có trụ sở bằng cách ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư đó; hoặc hành nghề với tư cách cá nhân (Điều 49 Luật Luật sư)./.

Mỹ Oanh

          

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP

Thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: (0252) 3.822.889 - Fax: (0252) 3.821.697
Email: stp@binhthuan.gov.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang